thanhbinh Đại Úy
Cảnh Cáo : Posts : 96 Points : 209 Thanked : 7 Gia Nhập ngày : 04/01/2012 Tuổi : 34 Đến từ : Phú Quốc
Tài Sản Pháp Bảo: Linh Thú:
| Tiêu đề: Bạo lực học đường, chuyện không mới nhưng vẫn nóng! 2/4/2012, 10:26 | |
| Những bi kịch đau lòng
Loạt bài và các video clip về các vụ nữ sinh hành hung lẫn nhau tại một số trường THCS và THPT trên cả nước mà các báo đã nêu trong thời gian qua đã thực sự làm nhức nhối, đau lòng cho nhiều bậc phụ huynh và các nhà quản lí giáo dục. Trước hết là người trong ngành giáo dục, tôi xin được chia sẽ sự lo lắng trước những hiện tượng nổi cộm về thực trạng xuống cấp của đạo đức học sinh.
…Một học sinh mới chỉ lớp 7 Trường THCS An Châu – Châu Thành – An Giang đánh gục thầy giáo ngay trên bục giảng lớp học khiến dư luận hết sức phẫn nộ, một HS ở Trường THPT Giá
Rai Bạc Liêu chỉ vì ghen tuông vô cớ đã chọn cách hành hung thầy giáo ngay trong sân trường để trả thù “tình địch”; một thầy giáo vì cho điểm kém đã bị nhóm HS đón đường hành hung và hàng loạt vụ trộm cắp, hành hung bạo lực của một bộ phận HS có tính “xã hội đen” ngày càng gia tăng khác đã và đang thực sự trở thành tiếng chuông cảnh báo về tình trạng xuống cấp đạo đức của một bộ phận không nhỏ học sinh hiện nay.
Một nữ ở trường THPT Trần Nhân Tông – Hà Nội xích mích với bạn vì bạn vô tình dẫm lên chân mình mà không xin lỗi cũng bị đám bạn kéo nhau, đánh đập, kéo tóc, quay video tung lên mạng và làm nhục bạn giữa thanh thiên bạch nhật đã làm hoang mang lo sợ trong phụ huynh học sinh. Một nhóm học sinh vì cần tiền chơi bời lêu lỏng mà sẵn sàng rủ nhau đột nhập nhà dân ăn trộm, một học sinh vì tức thầy giáo vì đã ghi mình vào sổ đầu bài đã đột nhâp nhà trường đốt Sổ đầu bài làm cháy trường gây thiệt hại nghiêm trọng. Gần đây là vụ việc diễn ra ở một miền đất hiếu học Nghệ An của nhóm 3 học sinh lớp 9 đã dày công lên mạng xem cách khoét máy ATM của một vụ trộm ở Thành phố Hồ Chí Minh để tự học và hành nghề khiến dư luận không khỏi bàng hoàng sửng sốt. Gần đây nhất là video clip hành hung bạn gái của nhóm học sinh ở Trường THPT Việt Bắc - Lạng Sơn dài hơn 9 phút được các nữ quái thực hiện và tung lên mạng với nhiều hành động, lời nói được ghi lại trong clip mà nếu chỉ xem qua mà không xem dòng chú thích thì nhiều người nghĩ đấy là một cảnh của phim chưởng và nhiều vụ bạo lực khác được báo chí nêu lên…
Câu chuyện không chỉ dừng lại ở một vài con số như vây, đó mới chỉ là bề nổi của tảng băng chìm! Nhiều học sinh ngày càng tỏ ra vô lễ, thiếu tôn trọng thầy cô giáo, học sinh càng lớn lên, càng được học lên bao nhiêu thì đạo đức lại càng đi xuống bấy nhiêu, nhiều học sinh khi ra đường cũng chẳng thèm chào hỏi thầy cô giáo xem như không quen biết. Anh bạn đồng nghiệp kể cho tôi rằng: Có lần bắt gặp 2 học sinh trèo tường để trốn học, anh đã gọi và nhắc nhở nhưng chẳng những không nghe mà 2 học sinh này vẫn tiếp tục hành vi của minh và ra lời thách thức.
Sự thờ ơ vô cảm, xuống cấp đạo đức trong một bộ phận học sinh còn biểu hiện ở việc thường xuyên văng tục, chửi thề, nói dối thầy cô, bố mẹ, một số khác khi bố mẹ cho tiền đóng nạp thì cố tình không thực hiện mà dành tiền để hút thuốc, chơi geme và đua đòi những nhu cầu không chính đáng. Thử tìm nguyên nhân?
Thứ nhất: Sự thiếu quan tâm của bố mẹ, gia đình và người thân, một số bậc phụ huynh cũng vì lo toan cuộc sống mưu sinh mà quên đi việc giáo dục con cái, thậm chí còn gây ra bạo lực trong cuộc sống gia đình, làm ảnh hưởng nặng nề đến tâm lý con cái.
Thứ hai: Mặt trái của cơ chế thị trường cũng như sự xuống cấp của đạo đức xã hội cũng có ảnh xấu đến lứa tuổi thanh thiếu niên.
Thứ ba: Sự bùng nổ của phương tiên thông tin, nhất là Internet và ĐTDĐ một thực tế lợi bất cập hại, các em dành quá nhiều thời gian cho chát chít, yêu đương và chơi trò điện tử, xem phim ảnh thiếu lành mạnh…
Thứ tư: Ảnh hưởng của tấm gương phản diện từ người lớn, một số cha mẹ và giáo viên chưa gương mẫu trong cuộc sống cũng như còn thiếu tâm lý, thậm chí còn thô bạo trong cách giáo dục các em, nhất là đối với những học cá biệt.
Giải pháp nào giải bài toán về đạo đức học sinh
Thiết nghĩ, để ngăn chặn các hiện tượng vô cảm, xuống cấp đạo đức trong học sinh, ngành giáo dục cần tiến hành có thực chất phong trào xây dựng: “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Đồng thời, cần giải quyết vấn đề này từ nhiều phía.
Thứ nhất:cần có sự phối kết hợp chặt chẽ thường xuyên và liên tục và nhịp nhàng giữa 3 lực lượng giáo dục là gia đình, Nhà trường, xã hội, trong đó gia đình giữ vai trò nền tảng quan trọng và luôn đóng góp công sức giáo dục con em, các tổ chức đoàn thể cũng cần phối hợp, theo dõi, nắm bắt những chuyển biến trong tâm lý nhận thức của HS , nhất là HS cá biệt để có biện pháp uốn nắn, xử lý kịp thời những sai phạm nếu có. Đoàn thanh niên trường học cũng cần có sự phối hợp thường xuyên với các đoàn xã – nơi cư trú của các em học sinh để cùng phổi hợp giáo dục.
Thứ hai: Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho cán bộ, giáo viên và HS, đặc biệt chú trọng vào các văn bản pháp luật về trật tự an toàn giao thông, phòng chống tệ nạn ma túy và các tệ nạn xã hội khác để uốn nắn học sinh.
Thứ ba: Thường trực Hội cha mẹ học sinh cũng cần phải thường xuyên liên lạc với Nhà trường để phối hợp, nắm bắt thông tin và tình hình diễn biến đạo đức HS, chính quyền địa phương nơi có con em học sinh cư trú cũng cần có những hành động cụ thể để gánh vác trách nhiệm với nhà trường.
Những cuộc họp phụ huynh, ngoài chuyện học hành, Nhà trường cần trao đổi với phụ huynh lợi ích của những hoạt động rèn kỹ năng sống. Tạo những sân chơi bổ ích cho HS tham gia tổ chức câu lạc bộ Tiếng Anh, câu lạc bộ sức khỏe sinh sản vị thành niên,câu lạc bộ Bạn yêu thơ, các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, các sân chơi rèn luyện kỷ năng ...
Thứ tư: Về phía HS cũng cần có ý thức chủ động, tự điều chỉnh lời ăn tiếng nói; biết nói lời cảm ơn và xin lỗi nhiều hơn vì như thế một mâu thuẩn nhỏ có thể tự giải quyết êm thấm, không gây thêm xích mích, “chuyện bé không xé ra to”.
Các em cũng nên hạn chế xem phim hành động, phim chưởng, phim bạo lực vì đây là nguồn cội của nhiều thói hư, tật xấu mà HS thường “làm theo”, HS cũng cần tham gia các cuộc tổ chức đi thăm viện mồ côi, trại khuyết tật, có các cuộc hành hương về nghĩa trang liệt sỹ… để hiểu thêm nhiều cảnh đời khổ hơn mình, sống nhân đạo hơn.
Về phía phụ huynh cũng cần thường xuyên theo dõi nắm bắt những thay đổi trong tư duy nhận thức, trong tâm lý, tình cảm của con em mình để có những tư vấn, những lời khuyên răn mang tính giáo dục chứ không được gò ép một cách vô cảm.
Thứ năm: Thiết nghĩ Bộ GD&ĐT cũng cần nên điều chỉnh cách đánh giá xếp loại HS ở các bậc học sao cho phù hợp với thực tiễn rèn luyện đạo đức của từng HS.( Vì trước đây, khi đánh giá xếp loại HS có 5 bậc là: Tốt, Khá, Trung bình, Yếu và Kém, nay theo chuẩn mới chỉ còn lại 4 bậc là: Tốt, Khá, Trung bình, Yếu), và hầu như, sau mỗi học kỳ , mỗi năm học, việc đánh giá xếp loại học sinh cũng ít nhiều vẫn còn mang căn bệnh cố hữu “thành tích”, một số học sinh bị xếp hạnh kiểm loại yếu, thường phải rèn luyện thêm trong hè, nhưng rốt cuộc sau vài tháng hè rèn luyện, số HS đó đều được chính quyền, đoàn thể địa phương nhận xét rèn luyện tốt ! Có lẽ cũng do cả nể nên việc làm này cũng phần nào mang tính dễ dãi, “tiếp sức” cho đối tượng HS này có đủ điều kiện lên lớp; thế nên việc giáo dục uốn nắn đạo đức HS cũng gặp thêm khó khăn. Đặc biệt việc Bộ GD&ĐT quy định chỉ HS nghỉ quá 45 ngày/năm học (mà không phân biệt nghỉ học vì lý do gì) mới bị ở lại cũng tạo ra kẻ hở cho những đối tượng HS lười biếng trốn học bê tha, la cà quán hàng mà vẫn đủ tư cách lên lớp (Miễn là không quá 45 ngày /năm học)…
Thứ sáu: Cần thiết có các hình thức, biện pháp để giáo dục học sinh cá biệt; các thầy cô giáo nên quan tâm rèn luyện và trang bị kỷ năng sống cho các em; tạo điều kiện cho các em tham gia hoạt động ngoại khóa để có điều kiện chia sẻ những tâm tư, nguyện vọng, những tình cảm với bạn bè…
Thực hiện đồng bộ những giải pháp trên chắc chắn sẽ góp phần to lớn trong việc giáo dục đạo đức nhân cách HS, góp phần ngăn chặn và đẩy lùi bệnh vô cảm, bạo lực ở một bộ phận không nhỏ HS. Đồng thời góp phần thực hiện thắng lợi cuộc vận động:“Trường học thân thiện, học sinh tích cực” mà Bộ GD&ĐT phát động./.
|
|