Chi Hội Mây Trắng

---Wellcome May Trang Club---
 
Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập
Tự cổ anh hùng thường cô độc - giang hồ tiếu tình ta tự tại
Muôn dòng suối lệ ngàn cung nhớ - Hai chữ tương tư triệu khúc sầu
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu
Latest topics
» Ý Nghĩa Của Màu Sắc
Kỹ  năng Dẫn Chương Trình Empty25/3/2014, 19:50 by akiracar

» thế gới lại mất di một tướng tài
Kỹ  năng Dẫn Chương Trình Empty5/10/2013, 08:32 by keywin

» Tập thể dục với xe đạp tiện lợi và khỏe
Kỹ  năng Dẫn Chương Trình Empty20/9/2013, 07:19 by keywin

» CON NGƯỜI BỘC PHÁT Ở ĐIỂM NÀO!
Kỹ  năng Dẫn Chương Trình Empty25/8/2013, 00:12 by np_nick_tinh

» Ý nghĩa của cuộc sống
Kỹ  năng Dẫn Chương Trình Empty20/7/2013, 10:40 by akiracar

» "Hạnh phúc là tận tâm cho một bổn phận hay một ước nguyện"
Kỹ  năng Dẫn Chương Trình Empty20/5/2013, 21:16 by conang_vuitinh_chinhlatoi

» gui~ lời chào các ban minh mới trở lại
Kỹ  năng Dẫn Chương Trình Empty20/5/2013, 21:06 by conang_vuitinh_chinhlatoi

» 5 KỸ NĂNG XIN VIỆC LÀM
Kỹ  năng Dẫn Chương Trình Empty20/5/2013, 20:52 by conang_vuitinh_chinhlatoi

» Những kiểu vẫy đuôi cung cấp thông tin gì về trạng thái cảm xúc của chó
Kỹ  năng Dẫn Chương Trình Empty3/4/2013, 09:20 by keywin

» bạn để lại gì cho cuộc sống?
Kỹ  năng Dẫn Chương Trình Empty3/4/2013, 09:07 by keywin

» hãy nói lời cảm ơn...
Kỹ  năng Dẫn Chương Trình Empty3/4/2013, 09:00 by keywin

» những người bạn mãi mãi
Kỹ  năng Dẫn Chương Trình Empty3/4/2013, 08:57 by keywin

» im lặng, thở và mỉm cười
Kỹ  năng Dẫn Chương Trình Empty3/4/2013, 08:53 by keywin

» NHỮNG ÔNG CHỒNG TỘI NGIỆP
Kỹ  năng Dẫn Chương Trình Empty7/3/2013, 08:58 by keywin

» Món Quà Cuối
Kỹ  năng Dẫn Chương Trình Empty3/2/2013, 10:55 by np_nick_tinh

» HỌC MÚA NHÉ!
Kỹ  năng Dẫn Chương Trình Empty7/1/2013, 19:05 by ngocphu

»  TRUYỀN THUYẾT HOA TULIP
Kỹ  năng Dẫn Chương Trình Empty27/12/2012, 13:54 by ngocphuong

»  TRY KỈ-+++
Kỹ  năng Dẫn Chương Trình Empty16/12/2012, 19:00 by banhmivasua_sweetgirl

» Bế mạc Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ X
Kỹ  năng Dẫn Chương Trình Empty15/12/2012, 19:40 by keywin

» Khánh thành Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc
Kỹ  năng Dẫn Chương Trình Empty15/12/2012, 19:37 by keywin

Most Viewed Topics
ý nghĩa của những ngôi sao
Tại sao thanh niên nên phấn đấu để trở thành đoàn viên ?
Những cách phối màu quần áo thú vị cho nam và nữ!!!!!!!!!!!
Game [ Nông Trại Vui Vẻ 2 ]
cách phối đồ cho nam nè!!! mặc đẹp basss phố với bạn gái nhe!!!!!!!
Những "Hạt sạn" trên nền điền ảnh Trung Hoa
NGÀY TRUYỀN THỐNG,HUY HIỆU HỘI, HỘI CA VÀ LỜI HỨA CỦA HỘI
Ý nghĩa những món quà trong tình yêu
Những tin nhắn hay và ý nghĩa!
DANH SÁCH CÁC BỘ TRƯỞNG CỦA VIỆT NAM

Share
 

 Kỹ năng Dẫn Chương Trình

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
ADMIN
Đại Đế
Đại Đế
ADMIN

Cảnh Cáo Cảnh Cáo :
Kỹ  năng Dẫn Chương Trình Left_bar_bleue0 / 5000 / 500Kỹ  năng Dẫn Chương Trình Right_bar_bleue

Posts Posts : 137
Points Points : 353
Thanked Thanked : 23
Gia Nhập ngày Gia Nhập ngày : 13/09/2011
Tuổi Tuổi : 34
Đến từ Đến từ : phú quốc

Tài Sản
Pháp Bảo:
Linh Thú:

Kỹ  năng Dẫn Chương Trình Empty
Bài gửiTiêu đề: Kỹ năng Dẫn Chương Trình   Kỹ  năng Dẫn Chương Trình Empty21/2/2012, 04:23

Các bạn có thể tham khảo. Very Happy



Định nghĩa MC: MC là từ
viết tắt của Master of Ceremonics
(chuyên gia xướng lễ),
cụm từ này được biết đến như là một người dẫn dắt chương trình biểu diễn hay
các sự kiện. Có rất nhiều hình thức MC: MC cho các chương trình giải trí, talk
show, tiệc cưới, game show trên truyền
hình…



_Có thể nói, MC là
một nghề “nói ra tiền” và dễ nổi tiếng, tuy nhiên không phải ai sinh ra cũng có
thể làm MC. Ngoài yêu cầu về chất giọng, ngoại hình, người làm nghề MC cần phải
tích lũy được khối lượng tri thức phong phú cũng như sự vững vàng trong chuyên
môn. Để làm được điều này, các MC không có gì khác hơn là phải học và tự học.



·
Điều
quan trọng đầu tiên với mỗi một MC là khả năng ăn nói lưu loát, rõ ràng. Là MC
có nghĩa là đứng trước một đám đông bạn phải có được sự tự tin với những gì bạn
sẽ nói, bạn phải trở thành cầu nối giữa khán giả và những nhân vật của chương
trình, phải nắm bắt để khai thác câu chuyện cho phù hợp. Một điều quan trọng khác
nữa khi làm một MC không có nghĩa mình sẽ là người nói nhiều nhất, cũng luôn
phải biết lắng nghe những người xung quanh, thậm chí lắng nghe cả khán giả
trong chương trình nói gì. Nói chung, làm một MC thì yếu tố quan trọng nhất vẫn
là “bản năng” và “duyên ăn nói”.




Mỗi người có một giọng nói riêng. Trong thực tế không có
những giọng nói hoàn toàn giống nhau. Đa số người dẫn chương trình đều được
"trời ban" cho một chất giọng hay (chất giọng thiên phú). Điều quan
trọng nhất về giọng nói khi nói trước công chúng là "tròn vành, rõ
tiếng" (hoặc "tròn vành, rõ chữ"). Nếu nói không rõ tiếng, rõ
lời thì thông tin muốn truyền đạt đến công chúng không được rõ ràng, đôi khi bị
hiểu lầm. Hơn nữa nói không rõ chữ, rõ tiếng thì sẽ kém truyền cảm. Một số
người tuy không có chất giọng thiên phú, nhưng thông qua quá trình rèn luyện,
tiếp xúc nhiều với nghiệp vụ, nhờ vào kinh nghiệm, khi làm việc thì cách nói
đúng có thể để lại ấn tượng tốt cho khán, thính giả. Để có thể nói hay, người
dẫn chương trình cần có những phương pháp nhất định trong nghệ thuật nói. Để
dẫn dắt tốt một chương trình, người dẫn chương trình cần có "kỹ năng dẫn
chương trình". Đây chính là nền tảng của nghiệp vụ. Không có kỹ năng dẫn
chương trình, người dẫn chương trình sẽ bị áp lực tâm lý đó là không tự tin,
luôn có cảm giác mơ hồ tựa như đang đi trong sương mù vì không biết làm như thế
đúng hay sai, không biết bắt đầu từ đâu, sáng tạo trên cơ sở nào và trong quá
trình tác nghiệp vô tình phạm lỗi.



Một số
kỹ năng cơ bản, tạm liệt kê như sau:



1. "Tiếng nói sân
khấu" giúp người dẫn chương trình phát âm chuẩn.



2. "Nghệ thuật
diễn cảm" giúp người dẫn chương trình tạo được cảm xúc cho khán thính giả
bởi sự biến đổi âm điệu trong lúc nói.



3. "Phong cách
sân khấu" giúp người dẫn chương trình hiểu biết về cách phục trang và quan
trọng hơn hết là tư thế đúng đắn khi xuất hiện trước công chúng cũng như những
cử chỉ diễn đạt bằng tay, bằng mắt mang nét riêng của nghệ thuật dẫn chương
trình.



4. "Nghệ thuật
biên soạn lời dẫn" giúp người dẫn chương trình biết cách khai thác đề tài,
sẽ nói gì trong chương trình và sử dụng ngôn từ.



5. "Phương pháp
phối hợp" hướng dẫn cách phối hợp giữa hai hay nhiều người dẫn chương
trình sao cho hoà quyện, nhịp nhàng. Ngoài ra còn một số kỹ năng khác, ví dụ:
Giao lưu trên sân khấu, nghệ thuật sử dụng ngôn từ hài hước...



Đặc biệt 8 chữ
vàng trong nghiệp vụ dẫn chương trình: "Chính xác - Linh hoạt - Truyền cảm - Nhiệt tình". Tám chữ vàng
này cũng là yêu cầu của nghiệp vụ. Chính xác về thông tin. Linh hoạt về ứng xử
tình huống. Truyền cảm về diễn đạt. Nhiệt tình xuất phát từ tinh thần trách
nhiệm.






Tiếng
nói sân khấu




Giọng nói khi nói trước công chúng là "tròn vành, rõ
tiếng" (hoặc "tròn vành, rõ chữ").Cho nên yêu cầu người MC phải
thống nhất về phát âm tùy theo vùng miền, hoàn cảnh mà tập phát âm cho đúng






VD: Người miền Trung- miền Bắc – miền Nam.



  • Người xưa có câu “ Lời nói không mất tiền mua lựa
    lời mà nói cho vừa lòng nhau” vì vậy chúng ta phải nói có duyên dễ nghe
    một chút.

  • Muốn nói không bị đứt quãng thì phải tập hơi nói cho
    khỏe nói được vang,ấm.

  • Tốt nhất không nên uống nhiều rượu bia, ăn kem…..để
    giữ giọng cho tốt/

  • Khi dẫn chương trình phải nói chậm rõ chữ, lên xuống
    âm quản cho tốt.

  • Nên nhớ là dẫn chương trình thì trừ ra những đoạn
    văn bản để đọc, còn lại chúng ta phải nói chứ không đọc.Tránh trường hợp
    đọc một chương trình.

  • Nói trên sân khấu thì ta không được nói những từ mất
    khiếm nhã, tránh nói láy, nói ngọng,nói mất âm, nói quá nhanh, nói ngắt
    quãng, pha tiếng nước ngoài……






"Nghệ thuật diễn cảm"




Khi dẫn
chương trình thì người MC là người truyền đạt thông tin tới khán giả là người
mang linh hồn của chương trình.Nên phải biểu lộ cảm xúc của mình làm sao cho
phù hợp với chương trình, khán giả.



VD: Trong tiệc cưới chúng ta phải vui
vẻ, háo hức…Trong nghi lễ thì phải trang trọng, nghiêm túc….



Nói tóm lại người dẫn chương trình là 1 diễn viên của
chương trình,là 1 nghệ sĩ biểu diễn trước khán giả. Bạn phải diễn hết mình mới
đúng là 1 người nghệ sĩ thực thụ.






"Phong cách sân khấu"




Trên sân khấu MC
phải có một tác phong riêng, hoàn chỉnh để có thể tự tin, không nên có những
trang phục quá lộ liễu.



+ Nam thường
mặc áo sơ mi tay dài,quần tây, giầy tây…nhưng theo mỗi chương trình mà phải mặc
đồ cho phù hợp.



+Nữ mặc áo dài
hay váy áo sơ mi là nhiều, cũng giống nam tùy theo loại chương trình mà mặc đồ.



_Phải có một tác
phong lịch sự, đứng đẹp, tạo dáng cho khớp sân khấu.






“Nghệ thuật biên soạn lời dẫn”




Trước một
chương trình bạn cần có một kịch bản, kế hoạch để chuẩn bị cho chương trình
mình dẫn.



Phải
biết rằng kịch bản có kết cấu giống như 1 bài làm văn(mở bài, thân bài, kết
bài). bạn nhất thiết phải có kiến thức sâu rộng, có khả năng khai thác đề tài
và sử dụng ngôn từ khi dẫn chương trình. Những lúc gặp tình huống bất ngờ, bạn
không thể để mình bị “khớp” mà nhanh nhạy xử lý, suy nghĩ ngay trên những bước
đi của mình



"Phương pháp phối hợp"


Phối hợp với những người dẫn chương trình, giao lưu với
khán giả... Để làm chủ một sân khấu nhưng quan trọng là biết khiêm tốn mình để
nâng những người khác lên đúng với mục đích, rất nhiều bạn trẻ mới tham gia làm
MC đã quá tham nói, tham chọc cười cho khán giả dẫn đến khô cứng và nhạt nhẽo.



Đối với các MC hiện nay, điều quan trọng nhất là biết gây
cười hài hước đúng lúc, để khỏa lấp những thiếu xót, chỗ trống trong chương
trình. Nếu bạn có thể làm khán giả bật cười thoải mái thì dù bạn không có một
khuôn hình xinh như mộng nhưng bạn vẫn chiến thắng những thử thách của nghề MC.








PHƯƠNG PHÁP & BÀI
TẬP MC


Tiếng nói sân khấu” :






  • Căn bản của MC là không đọc mà nói, kể… muốn làm
    được bạn phải có một hơi thở dài và khỏe







  • BT: Lấy hơi từ mũi, miệng đưa về bụng giữ lại thật
    lâu.và phát âm ra là bằng hơi bụng chứ không phải âm của phổi.






Thực hành




1.
Bắt con cá rô bỏ vô rỗ ,nó nhảy kêu rột rột





2. Hôm qua Qua nói Qua qua mà Qua hổng qua,hôm nay Qua nói Qua hổng qua mà Qua
qua






3. Một ông sao sáng, hai ông sáng sao………..hai mươi ông sáng sao.





4. Cạnh Chùm
Cây Chi Chít Cỏ, Có Con Cua Canh Chừng Chụp Con Cá. Chợt Con Còng Chụp Con Cá
Của Cua.
-Cua Cự: "Con Cá Của Cua".
-Còng Cãi: "Con Cá Của Còng".
Cua Còng Cứ Cãi Cọ: "Của Cua - Của Còng, Của Cua - Của Còng"
... Cạnh Có Con Công, Con Cò Cũng Cùng Coi Chúng Cãi Cọ.
-Cò : Con Cá Của Còng , CÒng Có Công chụp.
-Công cự: "Con cá của cua , cua có công canh chừng".
Công cò cũng cãi cự: "Của cua - của còng, của cua - của còng".
... Chợt có con cọp, cọp cười: "con cá của cọp". Cua chạy, còng chạy,
con công con cò cũng cất Cánh.
Cọp chụp con cá





5.
Trần Thị Thu Thủy tên thật Trần Thị Thỏ, trú tại thôn
Tám, Trảng Tranh, Tỉnh Thừa Thiên. Thuở thiếu thời, trí tuệ thì thuờng thôi,
tuy thế, tính Thủy thật thà, thủ thỉ thù thì, thỏn thà thỏn thẻn, thật thương!




Tới tuổi trang tròn, Thủy tròn trặn, tuoi tắn, trắng trẻo, tay tròn trinh, tóc
thom thom, thật tuyệt!
Thủy tuyệt trần, tôi tả thì thô thiển. Thôi thì tàm tạm thế.
Trai tráng trong thôn Tám, từ trai tơ tới tuổi tứ tuần, từ tuổi tứ tuần tới
tuổi thất thập, thoạt trông thấy Thủy, tất thảy tấm tắc trầm trồ:
“Trời! Trắng tựa tuyết!”
“Thon thả thế!”
“Tóc thật thuớt tha!”
“Ti to thế! Tròn thế!”
“Trác tuyệt! Trác tuyệt!”




Trai tơ thổn thức, tứ tuần tơ tuởng, thất thập thẫn thờ. Thấy Thủy thấp thoáng,
tất thảy táo tác, thập thà thập thò, thật tội. Tứ tuần thách trai tơ: tán thắng
Thủy thì thua tam trâu.
Thất thập thách tứ tuần: tán thắng Thủy thì thua tám thúng tiền.
Thách thì thách thế thôi, thua Thủy tất tần tật. Thủy tựa thần tiên, trai tráng
trong thôn thì thô thiển, tiền tài trắng trợn, thân thế thấp tè, thế thì tán
tới trăm tuổi!




"Phong cách sân khấu":





-
Tùy vào hình dáng mà đứng dẫn cho đẹp, người MC không đi đứng lung
tung trên sân khấu, hai chân để vưa với nhau, hai tay để tự nhiên, nếu cầm míc
thì không để míc sát miệng quá.



-
Đi đứng phong thái lịch sự chậm rãi, mắt nhìn sân khấu, khán giả,
tùy chương trình mà miệng luôn mỉm cười.






"Phương pháp phối hợp":





- Khi có một người nào đó
phát biểu sai kiến thức, nói dài quá thời gian cho phép… có thể nhờ bộ phận âm
thanh cúp tiếng giúp xem như có sự cố, sau khi sửa lại âm thanh ta có thể xin
lỗi và sang nội dung khác.






- Khi ta hoặc
một người nào đó nói sai, nhằm lời, hát lạc giọng… tự tắt micrô để mọi người
xem có sự cố, không lưu ý đến sự việc, ta tranh thủ chuyển sang đề tài khác
hoặc hát lại, nói lại…






- Khi cầm micrô
trong tay phải lưu ý các điều sau:






+ Không để đầu
micrô quay về hướng mặt loa, âm thanh sẻ hú, có khi hư luôn cả micrô dễ gây ác
cảm với người phụ trách âm thanh và đại biểu.






+ Không vỗ tay khi có micrô trên tay, dễ làm
hư micrô.

+Không sử dụng
micrô để nói chuyện linh tinh, hát ngêu ngao dễ làm người khác không hài lòng


.+ Không được
nói trong hậu trường khi chưa tắt micrô.





+ Đối với các
loại micrô có công tắt trực tiếp khi cần sử dụng thì mở nếu không thì nên tắt
cho tiện



.- Trong chương
trình các tiết mục hát, đọc thơ, kể chuyện… nên bố trí có người tặng hoa sẽ làm
không khí buổi lễ hưng phấn lên. Nếu có lễ phát thưởng, ca, kể chuyện, nhất là
đối thoại… nên nhờ người khác phỏng vấn (các câu hỏi phải do ta chuẩn bị) cũng
là cách làm cho chương trình sinh động thêm





.- Trước khi ca
một bài, mời một người lên phát biểu… nên có lời dẫn để chương trình thêm phong
phú; tuy nhiên cũng lưu ý cần tránh nói nhiều quá sẽ làm loãng nội dung.



- Khi cần khán
giả đồng tình với người dẫn chương trình về một vấn đề
nào đó thì thay vì nói: Các bạn, các đồng chí… có đồng ý với tôi không? Nên
nói: Tôi tin rằng các bạn, các đồng chí sẽ đồng ý với tôi là… tránh đi các phản
ứng ngược lại điều mình muốn nghe từ khán giả



.- Các chương
trình có tính chất vui chơi, giải trí và quy
mô lớn… nên bố trí 2 người dẫn chương trình tuy có cực hơn
ở phần viết kịch bản, tập dợt… nhưng cũng chính điều đó làm cho quy mô, hình
thức được nhân lên nhiều lần, người dự cảm thấy sinh động hơn.



- Phải gặp gở
các nhân vật xuất hiện trong chương trình, trong kịch bản để tạo cảm giác gần
gũi, tạo thêm sự tự tin khi xuất hiện, đặc biệt là có thêm nhiều “chất liệu” để
khai thác tình huống “đắt giá” về nhân vật.
Về Đầu Trang Go down
http://newsphuquoc.forumvi.com
conang_vuitinh_chinhlatoi
Thiếu Tá
Thiếu Tá
conang_vuitinh_chinhlatoi

Cảnh Cáo Cảnh Cáo :
Kỹ  năng Dẫn Chương Trình Left_bar_bleue0 / 5000 / 500Kỹ  năng Dẫn Chương Trình Right_bar_bleue

Posts Posts : 167
Points Points : 267
Thanked Thanked : 10
Gia Nhập ngày Gia Nhập ngày : 12/02/2012
Tuổi Tuổi : 29
Đến từ Đến từ : phú quốc island

Tài Sản
Pháp Bảo:
Linh Thú:

Kỹ  năng Dẫn Chương Trình Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Kỹ năng Dẫn Chương Trình   Kỹ  năng Dẫn Chương Trình Empty20/3/2012, 14:06

What a Face a oi hinh avata cua anh ge qua ak What a Face
Về Đầu Trang Go down
http://www.peli.com
conang_vuitinh_chinhlatoi
Thiếu Tá
Thiếu Tá
conang_vuitinh_chinhlatoi

Cảnh Cáo Cảnh Cáo :
Kỹ  năng Dẫn Chương Trình Left_bar_bleue0 / 5000 / 500Kỹ  năng Dẫn Chương Trình Right_bar_bleue

Posts Posts : 167
Points Points : 267
Thanked Thanked : 10
Gia Nhập ngày Gia Nhập ngày : 12/02/2012
Tuổi Tuổi : 29
Đến từ Đến từ : phú quốc island

Tài Sản
Pháp Bảo:
Linh Thú:

Kỹ  năng Dẫn Chương Trình Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Kỹ năng Dẫn Chương Trình   Kỹ  năng Dẫn Chương Trình Empty24/3/2012, 15:37

chu nhat e khong di sinh hoat duoc dau xin phep jum e nha
Về Đầu Trang Go down
http://www.peli.com
Sponsored content




Kỹ  năng Dẫn Chương Trình Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Kỹ năng Dẫn Chương Trình   Kỹ  năng Dẫn Chương Trình Empty

Về Đầu Trang Go down
 

Kỹ năng Dẫn Chương Trình

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Chi Hội Mây Trắng :: Vườn kiến thức :: Kinh nghiệm -Triết lý - Tư tưởng-