|
| MỘT SỐ KỸ NĂNG TỔ CHỨC SINH HOẠT | |
| Tác giả | Thông điệp |
---|
keywin Thiếu Tá
Cảnh Cáo : Posts : 137 Points : 404 Thanked : 12 Gia Nhập ngày : 10/10/2011 Tuổi : 36 Đến từ : Phú Quốc - Kiên Giang
Tài Sản Pháp Bảo: Linh Thú:
| Tiêu đề: MỘT SỐ KỸ NĂNG TỔ CHỨC SINH HOẠT 13/2/2012, 18:13 | |
| MỘT SỐ BÀI HÁT SINH HOẠT
NỐI VÒNG TAY LỚN Trịnh Công Sơn
Rừng núi dang tay nối lại biển xưa, ta đi vòng tay lớn mãi để nối sơn hà. Mặt đất bao la, anh em ta về gặp nhau mừng như bão cát quay cuồng trời rộng, bàn tay ta nắm, nối liền một vòng Việt Nam.
Cờ nối gió đêm vui nối ngày, dòng máu nối con tim đồng loại, dựng tình người trong ngày mới. Thành phố nối thôn xa vời vợi, người chết nối linh thiên vào đời và nụ cười nở trên môi.
Từ Bắc vô Nam nối liền nắm tay, ta đi từ đồng hoang vu vượt hết núi đồi. Vượt thác cheo leo, tay tay vượt đèo, từ quê nghèo lên phố lớn, nắm tay nối liền, biển xanh sông gấm, nối liền một vòng tử sinh.
MÙA HÈ XANH Vũ Hoàng Từng đàn chim tung bay trên những nhịp cầu tre. Mùa hè xanh xôn xao nâng bước chân ta về. Đường làng quê tiếng ve như gọi mời say mê, ngoài bờ đê có con trân già nằm ngủ mê.
Mùa hè xanh long lanh trong mắt đàn trẻ thơ. Trường làng vui cho em trang sách mới i-tờ. Từ đồng sâu có hay những giọt mồ hôi rơi. Để màu xanh vút lên trên ruộng đồng ngát hương.
ĐK: Mùa hè xanh, mùa hè xanh, bao yêu thương ôi mùa hè xanh vấn vương, đi muôn phương lưu luyến tình quê hương. Trong tim ta ơi mùa hè xanh thiết tha, vang câu ca trên những chặng đường xa.
Mùa hè xanh, mùa hè xanh.
HÀNH TRÌNH TUỔI HAI MƯƠI Vũ Hoàng Hành trình tuổi hai mươi chúng ta vẫn còn nhớ. Một đoạn đường chông gai hiến dâng cho ngày mai. Hành trình tuổi hai mươi qua núi cao sông dài. Vượt nghìn trùng xa xôi về đây chung bài ca.
Băng qua Trường Sơn cát trắng biển xanh, băng qua Phước Long còn in dấu chân hùng anh, về Tây Nguyên xanh lòng vui như mở hội, tuổi 20 đẹp sao ước mơ xanh. Hành trình tuổi 20 tiếng quê hương vọng mãi. Sài Gòn ngày 30 Bắc Nam chung bài ca. Hành trình tuổi 20 theo bước chân anh hùng. Từ mọi miền xa xôi về đây chung bài ca.
HÁT MÃI KHÚC QUÂN HÀNH Diệp Minh Tuyền
Đời mình là một khúc quân hành. Đời mình là bài ca chiến sĩ. Ta ca vang triền miên qua tháng ngày. Lượn bay trên núi rừng biên cương đến nơi đảo xa.Mãi mãi lòng chúng ta, ca bài ca người lính. Mãi mãi lòng chúng ta, vẫn hát khúc quân hành ca. Dù rằng đời ta thích hoa hồng. Kẻ thù buộc ta ôm cây súng. Ta yêu sao làng quê non nước mình. Tình quê hương vút thành thanh âm khúc quân hành ca.Mãi mãi lòng chúng ta, ca bài ca người lính. Mãi mãi lòng chúng ta, vẫn hát khúc quân hành ca.
NGỒI LẠI BÊN NHAU Phạm Uyên Nguyên
Ngồi lại bên nhau này bạn thân ơi! Ngồi lại bên nhau cùng hát ca. Bạn bè thân yêu cách xa lâu rồi. Giờ ngồi bên nhau cách xa vui đùa. Truyền lại cho nhau hơi ấm bạn bè.
Ngồi lại bên nhau kể chuyện nhau nghe. Chuyện buồn, chyện vui, chuyện chúng ta. Về ngày xa xưa ở bên ngôi trường. Về ngày hôm nay với bao ước vọng. Cầm chặt tay nhau ta bước nhau vững vàng.
ĐK: Nhớ những lúc gắn bó bên nhau hôm nào. Nhớ ánh mắt lấp lánh trao nhau nụ cười. Nhớ tiếng nói, tiếng hát thiết tha trong đời. Và những ngấn nước mắt của ngày chia tay ta xa nhau.
Hãy thắp sáng thắp sáng trong tim bạn bè. Ngững ước muốn ước muốn với bao hy vọng. Những sóng gió bão tố có nhau trong đời. Và hãy gắng sống xứng đáng cho nhau.
BỐN PHƯƠNG TRỜI Bốn phương trời ta về đây chung vuiKhông phân chia giọng nói tiếng cười
Cùng nắm tay ta kết đoàn thân ái .Trao cho nhau những gì thiết tha.Trao cho nhau những gì ước mơ
SUM HỌP Anh em ta về cùng nhau ta sum họp này (1, 2, 3, 4, 5)
Anh em ta về cùng nhau ta quây quần này (5, 4, 3, 2, 1)
Một đều chân bước nhé,
Hai quay nhìn nhau đi,
Ba cầm tay chắc nhé không muốn ai chia lìa,
Bố nhớ rằng chúng ta bốn bể anh em một nhà,
Năm nhớ mãi tình này trong một câu ca.
TA HÁT TO HÁT NHỎ Ta hát to – hát nhỏ. Ta hát to – hát nhỏ - nhỏ - nhỏ. Rồi mình ngồi kể chyện cho nhau nghe.
U ú ù, u ú ù. Ta vui ca hát hát vui cho đời ta.
VUI ÁNH LỬA TRẠI Lửa cháy cháy lên ươm nồng biết bao hy vọng.
Lửa cháy cháy lên rộn ràng ánh lửa hồng reo.
Lửa bập bùng tí tách.
Lửa hừng hực cháy sáng cháy sáng, lửa vui cùng ta.
Lửa cháy cháy lên vỗ tay vỗ tay cho đều.
Cùng hát hát lên vanh lùng khúc ca tuổi xuân.
Lửa bập bùng tí tách tí tách.
Lửa hừng hực cháy sáng cháy sáng, lửa vui cùng ta.
HÒ YÊU NƯỚC Đèo cao (dô ta thì mặc đèo cao (dô ta) nhưng lòng yêu nước (dô ta) còn cao hơn đèo. Dô ta dô ta là hò dô ta.
Anh em (dô ta) hăng hái hò reo (dô ta) vượt sông vượt núi (dô ta) vượt bao nhiêu đèo. Dô ta dô ta là hò dô ta.
TUỔI TRẺ THẾ HỆ BÁC HỒ Triều Dâng
Từ biển khơi đến miền rừng núi cao. Cờ đoàn ta mang ảnh Bác với tên người vĩ đại. Hồ Chí Minh công ơn của Bác như biển trời. Tình người ấm trong tim ta trên đường chiến đấu. Vì đất nước ta ra đi xây đời hạnh phúc cho mai sau. Thỏa lòng mong ước của Bác Hồ đêm ngày hằng mong.
Là thanh niên thế hệ Hồ Chí Minh. Vì ngày mai ta xây đắp những công trình vĩ đại. Đồng lúa trĩu bông quê ta nhà máy khói ngút trời. Cả Tổ quốc trong tương lai ánh điện tỏa sáng. Là công sức ta ra đi xây đời hạnh phúc cho mai sau. Thỏa lòng mong ước của Bác Hồ đêm ngày hằng mong.
THANH NIÊN LÀM THEO LỜI BÁC Hoàng Hòa Kết liên lại thanh niên chúng ta cùng nhau đi lên. Giơ nắm tay thề gìn giữ hòa bình độc lập tự do. Kết liên lại chúng ta cùng quyết tiến bước. Đánh tan quân thù xây đắp cuộc đời hạnh phúc ấm no.
ĐK: Đi lên thanh niên, khó khăn ngại chi. Đi lên thanh niên, làm theo lời Bác. Không có việc gì khó, chỉ sợ lòng không bền. Đào núi và lấp biển, quyết chí ắt làm nên.
LÊN ĐÀNG Lưu Hữu Phước - Huỳnh văn Tiếng Nào anh em ta cùng nhau xông pha lên đàng kiếm nguồn tươi sáng. Ta nguyền đồng lòng điểm tô non sông từ nay ra sức anh tài. Đoàn ta chen vai nề chi chông gai lên đàng ta người Việt Nam. Nhìn tương lai huy hoàng đoàn ta bước lên đàng cùng hiên ngang hát vang.
Nhìn non sông ta trời mây bao la muôn đời, tâm hồn phơi phới. Mau nhìn hoàng cầu khá trông năm châu, cùng nhau tung chí anh hào. Đoàn ta đi mau lòng trai không nao lên đàng ta người Việt Nam. Nhìn non sông tưng bừng, đoàn ta hát vang lừng nào tung bay chí trai.
Kìa gương trung kiên truyền lưu muôn năm lên đàng kết đoàn hùng tráng. Danh lừng Bạch Đằng tiếng vang Chi Lăng, Đồng Tâm nơi dấu anh hùng. Ngày xưa ai đem tài cho quê hương bao lần không phò nhà Nam. Đoàn ta ghi trong lòng đời hy sinh anh hùng, nhìn non sông thẳng xông.
CON CUA Chiều nay em đi câu cá và mang rá theo bắt con cua. Làm sao cua kha khá về cho má nấu canh chua.
“Ô kìa con cua. Ô kìa con cua. Mày đừng la lớn nó chui xuống hang, mày đừng la lớn nó chui xuống hang”
Con cua nó bò ngang, con cua nó bò dưới hang. Nó có tám cái cẳng với hai cái càng. Nó đưa cái bùng binh, nó đưa cái xàng xê. Chú bé thấy mê, chú thò tay bắt, bắt đem về nhà.
CÙNG NHẢY MÚA Cùng hảy núa chung quanh vòng, cùng hảy múa cùng vui, cùng nhảy múa chung quanh vòng, vui cùng vui múa đều. Nắm tay nhau, bắt tay nhau, vui cùng vui múa ca. Nắm tay nhau, bắt tay nhau vui cùng vui múa đều.
BUỔI HỌP MẶT Buổi họp mặt hôm nay sao vui quá
Buổi họp mặt hôm nay sao quá vui
Anh ơi, anh đi về đâu?
Nhớ nhé, bắt cho nhịp cầu!
KACHIUSA Đào vừa ra hoa, cành lá gió đưa vầng trăng tà, ngoài dòng sông, màn sương trắng buông lững lờ. Kìa bóng sông thoáng bóng ai trên làn sương mờ, cất cao lời ca làm rung cỏ cây ven bờ. Lời hát trong phút giây bay qua làn sương mờ, biết chăng nàng ơi tình Kachiusa đang chờ.
Ngày này năm xưa chàng đã ra đi miền biên thùy, vì quê hương dù mấy khó nguy không sờn. Này hỡi ai nhắn cho ta mấy câu về phương trời, đến tay người yêu rằng ta nhớ mong đêm ngày, rằng chớ quên mối duyên xưa ở bên dòng sông này, giữ yên làng quê tình Kachiusa đang chờ.
ĐOÀN CA Hoàng Hoà
Kết liên lại thanh niên chúng ta cùng nhau đi lên, giơ nắm tay thề gìn giữ hoà bình độc lập tự do. Kết liên lại thanh niên chúng ta cùng quyết tiến bước. Đánh tan quân thù xây đắp cuộc đời hạnh phúc ấm no. Đi lên thanh niên, chớ ngại ngần chi
Đi lên thanh niên, làm theo lời bác.
Không có việc gì khó, chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển, quyết chí ắt làm nên.
ĐỘI CA Phong Nhã
Cùng nhau đi lên theo bước Đoàn thanh niên, đi lên cố gắng xứng đáng cháu ngoan bác Hồ. Lời thề ta ghi sâu mãi mãi trong tim không phai. Quyết xứng danh thiếu niên anh dũng nước nhà. Tiến quyết tiến, hướng Quốc kỳ thắm tươi, anh em ta yêu Tổ quốc suốt đời. Cùng yêu nhân dân, yêu chuộng lao động tăng gia, thi đua học hành ngày một tiến xa.
THANH NIÊN VÌ NGÀY MAI Phạm Đăng Khương
Dù lên rừng hay xuống biển, dù vượt suối qua đèo cao thanh niên ta sẵn sàng đi tới xây cuộc đời mới. Những thành phố mới sẽ mọc lên, những con đường thênh thang rộng mở, nào Đoàn ta đi lên núi sông đang chờ. Đường về tương lai bao la thế giới cùng ta hát chung một bài ca. Con rồng Việt Nam đang lớn lên từ khắp muôn nhà và Đoàn ta đi lên đi lên vì ngày mai.
Bàn chân từng quen chiến trường, đời đã nếm trải nhiều gió sương thanh niên ta tiến về phía trước vui cùng nhịp bước. Hát cùng non nước những bài ca sáng lên niềm tin khắp mọi nhà, rộn niềm vui ta ca hát vang lên đường. Đường về tương lai bao la thế giới cùng ta hát chung một bài ca. Con rồng Việt Nam đang lớn lên từ khắp muôn nhà, và Đoàn ta đi lên đi lên vì ngày mai.
NÀY BẠN VUI Này bạn vui mà muốn tỏ ra thì vỗ đôi tay (1, 2). Này bạn vui mà muốn tỏ ra thì vỗ đôi tay (1, 2). Này bạn vui mà muốn tỏ ra và lòng bạn nôn nao cho quanh đây biết lòng bạn vui mà muốn tỏ ra thì vỗ đôi tay.
LÁ XANH Hoàng Việt
Lá còn xanh như anh đang còn trẻ. Lá trên cành như anh trong toàn dân. Gió rung cây cành lá tưng bừng đùa vui. Anh trai làng có đi chiến dịch mùa xuân? Anh là lá trên cành ngại chi gió mưa. Anh là trai, phải đi chiến trận phen này.
ĐK: Đi đầu quân, đi trong mùa động viên. Đi đầu quân, đi trong mùa xuân mới. Gió lá reo – gió lá reo, kìa bảng treo cùng trong làng. Đi đầu quân, đi đầu quân, tất cả cho tiền tuyến. Mau lên đi hỡi các anh trai làng.
Lá còn xanh như bao anh còn trẻ. Sức oai hùng đang căng trong toàn thân. Ngó lên cây màu lá tươi đầy trời xanh. Anh bao làng vấn vương gia đình làm chi. Ra tiền tuyến thi tài cùng nhau giết Tây. Em chờ anh với bao chiến công lẫy lùng.
ĐK: Đi đầu quân,,, anh trai làng.
SOL ĐỐ Sol đố mi là pha sol, sol đố rề mi là pha sol, đố rê mi là pha sol (2), sol sol la pha sol (2).
Em hát em múa em ca, xin mời anh chị bước ra, bước ra ta cùng vui ca (2), nào cùng ca vang vang (2).
KHÚC NHẠC VUI
Nguyễn Ngọc Thiện
Bạn hãy cùng tôi ta về thăm phố xưa năm nào, cùng ngồi xuống đây nghe bầy chim líu lo, cuộc sống thật vui đang dạo trong trái tim con người, lòng càng thấy yêu thương đời hơn.
Hé hô, hé hô, ta ôm nghìn tia nắng. Hé hô, hé hô, lấp lánh bao niềm vui. Hé hô, hé hô, rong chơi trong cùng thời gian. Hé hô, he hô, xanh thêm ước mơ ..a..há..
Lòng nghe xốn xang mong chờ, chủ nhật ra phố sánh bước với người thân. Đời như bánh xe quay mãi, qua bao năm tháng khó gần bên nhau.
Hé hô, hé hô, ta yêu đời đi nhé, hé hô, hé hô, đốt cháy bao niềm đau, hé hô, hé hô, ta mong tìm tim ta. Hé hô, hé hô, một nụ hồng không phai.
BA NGỌN NẾN LUNG LINH
Ngọc Lễ
Ba là cây nến vàng, mẹ là cây nến xanh, con là cây nến hồng, ba ngọn nến lung linh, ha ha ha ha ha thắp sáng một gia đình.
Gia đình gia đình, ôm ấp ta những ngày thơ, cho ta bao nhiêu niềm thương mến. Gia đình vương vấn bước chân ra đi, ấm áp trái tim quay về. Bên nhau mỗi khi đau đớn, bên nhau đến suốt cuộc đời.
Lung linh lung linh tình mẹ tình cha, lung linh lung linh cùng một mái nhà.
Lung linh lung linh cùng buồn cùng vui, lung linh lung linh hai tiếng gia đình.
CHO CON
Phạm Trọng Cầu
Ba sẽ là cánh chim, đưa con đi thật xa. Mẹ sẽ là cành hoa, cho con cài lên ngực. Ba mẹ là lá chắn, che chở suốt đời con. Vì con là con ba, con của ba rất ngoan. Vì con là con mẹ, con của mẹ rất hiền. Ngày mai con khôn lớn, bay đi khắp mọi miền, con đừng quên con nhé, ba mẹ là quê hương.
CẢ NHÀ THƯƠNG NHAU
Ba thương con vì con giống mẹ, mẹ thương con vì con giống ba, cả nhà ta đều thương yêu nhau. Xa là nhớ, gần nhau là cười.
GIỜ ĂN ĐẾN RỒI Giờ ăn đến rồi, giờ ăn đến rồi
Mời anh xơi, mời chị xơi
Giơ bát cơm lên cao này, giơ bát cơm lên cao này
Ta cùng ăn, ta cùng xơi.
NỤ CƯỜI HỒNG Lê Quốc Thắng
Nụ cười hồng ta trao nhau, như khúc hát cho bao lời thiết tha.
Nụ cười hồng ta trao nhau như ánh sáng muôn ngàn vì sao
Trên môi như hoa tươi, nở từng ngày trong những yêu thương
Trên môi hoa xinh tươi, nụ cười hồng mãi mãi trao nhau.
TẠM BIỆT Gặp nhau đây rồi chia tay, ngày vàng như đã vụt qua trong phút giây. Niềm hăng say còn chưa phai. Đường trường sông núi hẹn mai ta xum vầy.
BẠN ƠI CÓ NHỚ Mai chia tay bạn ơi có nhớ
Nhớ từng nụ cười trong ánh mắt thân quen
Mai đi xa bạn ơi có nhớ
Nhớ từng kỷ niệm của tình bạn hôm nay
Mai đi xa lòng tôi vẫn nhớ
Nhớ lúc chia tay nhớ tiếng cười thân quen
Mai đi xa rồi tình đọng lại nơi đây.
ANH BA HƯNG Trần Kiết Tường
Có anh Ba Hưng, vốn thiệt nông dân. Đi lính hơn năm trường vừa mới được huân chương. Thằng Sáu thấy anh nó mừng, thiệt thằng nhỏ xíu mà khôn. Nó khen, nó khen anh hoài, nó nói rằng anh có tài. Nó nói mới một năm nay, mà anh đã bắn giết Tây hơn trăm thằng, diệt trừ quân Pháp xâm lăng, diệt trừ đế quốc xâm lăng. Nó đang bắn phá nát tan xóm mình. Láng giềng hỏi thăm sự tình. Tôi nói có anh Ba Hưng.
TRƯỜNG SƠN ĐÔNG, TRƯỜNG SƠN TÂY Nhạc: Hoàng Hiệp
Thơ: Phạm Tiến Duật
Cùng mắc võng trên rừng trường sơn. Hai đứa ở hai đầu xa thẳm. Đường ra trận, mùa này đẹp lắm, trường sơn đông nhớ trường sơn tây.
Trường sơn tây anh đi, thương em, thương em bên ấy mưa nhiều con đường (mà) gánh gạo, muỗi bay rừng già cho dài tay áo, hết rau rồi em có lấy măng không?
Còn em thương bên tây anh mùa đông, nước khe cạn bướm bay lèn đá, biết lòng anh say miền đất lạ chắc em lo đường chắn bom thù.
Anh lên xe, trời đổ cơn mưa, cái gạt nước xua tan nỗi nhớ. Em xuống núi, nắng về rực rỡ, cái nhành cây gạt nỗi riêng tư. Từ bên em đưa sang bên nới anh, những binh đoàn nối nhau ra tiền tuyến. Như tình yêu nối lời vô tận, đông trường sơn nối tây trường sơn.
LÁ XANH Nhạc và lời: Hoàng Việt
Lá còn xanh như bao anh còn trẻ. Lá trên cành như anh trong toàn dân. Gió rung cây cành lá tưng bừng đùa vui, anh trai làng có đi chiến dịch mùa xuân. Anh là lá trên cành ngại chi gió mưa, anh là trai muốn đi chiến dịch phen này.
Đi đầu quân, đi trên mùa động viên. Đi đầu quân, đi trong mùa xuân mới. Gío lá reo, gió lá reo, kìa bảng treo cùng trong làng. Đi đầu quân, đi đầu quân, tất cả cho tiền tuyến, mau lên đi, mau lên đi, hỡi các anh trai làng.
Lá còn xanh như bao anh còn trẻ, sức oai hùng đang căng trong toàn dân. Ngó lên cây màu lá tươi đầy trời xanh. Anh trai làng vấn vương gia đình làm chi. Ra tiền tuyến thi tài cùng nhau giết tây, em chờ anh với bao chiến công lẫy lừng.
NĂM ANH EM TRÊN MỘT CHIẾC XE TĂNG Thơ: Hữu Thỉnh
Nhạc: Doãn Nho
Năm anh em trên một chiếc xe tăng. Như năm bông hoa nở cùng một cội. Như năm ngón tay trên một bàn tay, đã xung trận cả năm người như một. Hà .. há ..Vào lính xe tăng anh trước anh sau, cái nết ở ăn mỗi người một tính. Nhưng khi hát ta hoà cùng một nhịp, một người đau là tất cả quên ăn.
Năm anh em mỗi đứa một quê, đã lên xe ấy là cùng một hướng. Nổ máy lên là một dạ xung phong, trước quân thù lòng chỉ biết có tiến công. Hà ... há ..
Năm anh em ta mang năm cái tên, ấy khi lên xe không còn tên riêng nữa. Trên tháp pháo một ngôi sao màu lửa, năm quả tim chung nhịp đập rộng ràng. Một con đường đất đỏ như son, một màu rừng xanh bạt ngàn hy vọng, một ý chí bay qua đầu ngọn súng, một niềm tin quyết thắng trong trận này.. hà .. há ..
|
| | | keywin Thiếu Tá
Cảnh Cáo : Posts : 137 Points : 404 Thanked : 12 Gia Nhập ngày : 10/10/2011 Tuổi : 36 Đến từ : Phú Quốc - Kiên Giang
Tài Sản Pháp Bảo: Linh Thú:
| Tiêu đề: MỘT SỐ TRÒ CHƠI CỘNG ĐỒNG 13/2/2012, 18:29 | |
| Cao - Thấp - Dài - Ngắn
* Mục đích: rèn luyện trí nhớ, khéo léo * Số lượng: 30 người trở lên, có thể chia nhiều nhóm * Địa điểm: trong phòng, ngoài sân * Thời gian: 5 -> 7 phút Cách chơi: quản trò (hành động tay của mình) hô: Cao – Thấp – Dài – Ngắn. Người chơi làm theo lời quản trò, quản trò phải dần dần làm nhanh để người chơi dễ bị sai ** Chú ý: quản trò phải cho người chơi làm nháp 1 lần rồi mới bắt đầu.
--------------------------------------------------------------------------------
Đồ nghề
* Mục đích: rèn luyện trí nhớ, khéo léo * Số lượng: 30 người trở lên, chia nhiều nhóm * Địa điểm: trong phòng, ngoài sân * Thời gian: 5 -> 7 phút Cách chơi: Quản trò chia người chơi ra thành 3 nhóm và mỗi nhóm cử 1 nhóm trưởng. Quản trò sẽ diễn tả hành động và nhóm trưởng có 2 phút để bàn với nhóm sau đó trả lời xem là nghề gì. Quản trò phải diễn tả 1 hành động ít nhất 3 lần, nhóm nào trả lời trước thì được thêm 1 điểm.
--------------------------------------------------------------------------------
Thi tìm những con vật có từ láy
* Mục đích: rèn luyện trí nhớ, khéo léo * Số lượng: 30 người trở lên, chia nhiều nhóm * Địa điểm: trong phòng, ngoài sân * Thời gian: 5 -> 7 phút Cách chơi: trong hội trường có bảng (nếu có). Quản trò chia ra làm 3 -> 4 nhóm, mỗi nhóm cử 1 bạn lên, quảntrò sẽ ra mật hiệu cho các bạn là “Tìm những con vật có từ láy” Ví dụ: chuồn chuồn, bươm bướm, …
4 đội 1 lượt và 1 người viết con này xong chạy về cho người khác lên viết tiếp … Trong vòng 5 phút đội nào viết được nhiều con vật có từ láy nhiều nhất thì đội đó thắng cuộc.
--------------------------------------------------------------------------------
Nói và làm ngược
* Mục đích: rèn luyện trí nhớ, khéo léo * Số lượng: 30 người trở lên, có thể chia nhiều nhóm * Địa điểm: trong phòng, ngoài sân * Thời gian: 5 -> 7 phút Cách chơi: người chơi xếp thành vòng tròn - Quản trò hô: “Các bạn hãy cười thật to” - Người chơi phải làm ngược lại là: “Khóc thật nhỏ” - Quản trò hô: “Các bạn hãy nhảy lên” - Người chơi phải làm ngược lại: “Ngồi xuống đất” Quản trò sẽ chỉ người trong vòng tròn và nói 1 hành động nào đó thì người chơi phải làm ngược lại. Quản trò có thể thể hiện bằng hành động không cần nói, nếu người chơi không làm ngược lại thì sẽ bị phạt.
--------------------------------------------------------------------------------
Đếm sao
* Mục đích: rèn luyện trí nhớ, khéo léo * Số lượng: 30 người trở lên, có thể chia nhiều nhóm * Địa điểm: trong phòng, ngoài sân * Thời gian: 5 -> 7 phút Cách chơi: quản trò hát bài hát: “Một ông sao sáng, 2 ông sáng sao tôi đố anh chị nào từ 1 hơi đếm hết đến 10 ông sáng sao”. Người chơi được chỉ định sẽ đếm: 1 ông sao sáng, 2 ông sáng sao, 3 ông sao sáng, 4 ông sáng sao, …, 10 ông sáng sao – nếu như người chơi đếm không dứt 1 hơi thì sẽ bị phạt.
--------------------------------------------------------------------------------
Ngón tay nhúc nhích
* Mục đích: rèn luyện trí nhớ, khéo léo * Số lượng: 30 người trở lên, có thể chia nhiều nhóm * Địa điểm: trong phòng, ngoài sân * Thời gian: 5 -> 7 phút
Cách chơi: quản trò đưa 1 ngón tay lên và hát đếm: “Một ngón tay nhúc nhích nè (2 lần). Một ngón tay nhúc nhích nhúc nhích cũng đủ làm ta vui rồi” – Đưa hai ngón tay thì hát đếm thế 1 ngón thành 2 ngón.
Một ngón tay ta hát 2 lần nhúc nhích, 2 ngón tay ta hát 4 lần nhúc nhích … cho đến hết bàn tay – nếu người chơi đếm thiếu thì sẽ bị phạt.
--------------------------------------------------------------------------------
Con thỏ ăn cỏ
* Mục đích: rèn luyện trí nhớ, khéo léo * Số lượng: 30 người trở lên, có thể chia nhiều nhóm * Địa điểm: trong phòng, ngoài sân * Thời gian: 5 -> 7 phút Cách chơi: - Quản trò: đưa bàn tay chụm lại hô “Con thỏ” - Người chơi: lặp lại theo lời quản trò nói “Con thỏ” - Quản trò: đưa tay này qua tay kia hô “Aên cỏ” - Người chơi: làm theo và nói “ăn cỏ” - Quản trò: đưa tay lên miệng hô “Uống nước” - Người chơi: làm theo và nói “Uống nước” - Quản trò: đưa tay lên lỗ tai hô “chui vô hang”, chấp tay lại hô “thỏ ngủ” Người chơi phải làm theo quản trò nếu làm sai sẽ bị phạt, quản trò chú ý phải làm dần dần nhanh (có thể nâng lên bằng cách nói và làm khác nhau).
--------------------------------------------------------------------------------
Hát đếm số
* Mục đích: rèn luyện trí nhớ, khéo léo * Số lượng: 30 người trở lên, có thể chia nhiều nhóm * Địa điểm: trong phòng, ngoài sân * Thời gian: 5 -> 7 phút
Cách chơi: quản trò đưa 1 ngón tay lên thì người chơi bắt bàn hát theo số ngón quản trò đưa ra Ví dụ: Quản trò đưa 1 ngón tay Người chơi bắt bài hát: “Một ngón tay nhúc nhích nè (2 lần) Một ngón tay nhúc nhích nhúc nhích cũng đủ làm ta vui rồi” Quản trò đưa 2 ngón tay: Người chơi: “2 con thằn lằn con rủ nhau cắn nhau đứt đuôi …” Quản trò cứ tiếp tục đưa lần lượt các ngón tay nếu như nhóm nào không bắt được bài hát sẽ bị phạt.
--------------------------------------------------------------------------------
Tôi bảo
* Mục đích: tạo không khí vui tươi * Số lượng: không hạn chế * Địa điểm: ngoài sân, trong phòng * Thời gian: 2 -> 3 phút * Ban tổ chức: 1 quản trò
Cách chơi: - Quản trò hô: “Tôi bảo tôi bảo” Người chơi hỏi: “Bảo gì bảo gì” - Quản trò nói: “Tôi bảo các bạn vỗ tay 2 cái” Người chơi: vỗ tay 2 lần Khi quản trò hô “tôi bảo” thì người chơi phải làm theo. Nếu như quản trò không nói “tôi bảo” mà người chơi làm thì sẽ bị phạt.
--------------------------------------------------------------------------------
Thụt - Thò
* Mục đích: tạo không khí vui tươi * Số lượng: không hạn chế * Địa điểm: ngoài sân, trong phòng * Thời gian: 2 -> 3 phút * Ban tổ chức: 1 quản trò
Cách chơi: người chơi xếp thành vòng tròn. Quản trò hô: “Thụt” (đồng thời khuỷ tay thụt ra sau) – “Thò” (đồng thời đẩy tay lên trước). Người chơi vừa làm vừa hô theo quản trò. Quản trò phải nhanh nhẹn và hô nhiều lần, nếu người chơi làm sai sẽ bị bắt ra phạt Tương tự có thể chuyển thành nắm, mở và ngược lại động tác.
--------------------------------------------------------------------------------
Mưa rơi
* Mục đích: tạo không khí sinh động * Số lượng: không hạn chế * Địa điểm: ngoài sân, trong phòng * Thời gian: 2 -> 3 phút * Ban tổ chức: 1 quản trò
Cách chơi: người chơi trong phòng hoặc ngoài sân. Quản trò giơ tay lên cao thì nói “Mưa rơi mưa rơi” – quản trò đưa tay càng cao thì người chơi vỗ tay càng lớn – quản trò đưa tay thấp xuống thì người chơi vỗ tay càng nhỏ. Quản trò phải nhanh nhẹn đưa tay lên xuống liên tục – trò chơi không có phạt.
--------------------------------------------------------------------------------
Cùng nhau giải toán
* Mục đích: phán đoán nhanh * Số lượng: 30 -> 40 người, chia thành 3 -> 4 đội * Địa điểm: ngoài sân * Thời gian: 3 -> 5 phút * Ban tổ chức: 1 quản trò
Cách chơi: quản trò chia người chơi ra thành từng đội (tuỳ ý), cử 1 đại diện. Bắt đầu quản trò nói nhỏ với 1 người đại diện đứng cuối ở mỗi đội 1 con số nào đó và bạn chạy về đội mình lấy số đó (VD: 18) cộng thêm 3 (là 21) dùng ngón tay viết kết quả lên lưng 1 người ngồi trước mình. Người thứ 2 nhận được số truyền từ dưới thì cũng phải cộng thêm 3 và viết lên 1 người kế tiếp. Đến người cuối cùng đầu hàng, cũng nhận được con số mới rồi cộng thêm 3 và lấy kết quả lên báo vói người quản trò.
Đội nào báo với quản trò đúng kết quả thì sẽ thắng, khi truyền số các bạn chỉ được viết lên lưng và không được nói.
--------------------------------------------------------------------------------
Con muỗi
* Mục đích: tạo không khí vui vẻ * Số lượng: 50 -> 70 người * Địa điểm: trong phòng, ngoài sân * Ban tổ chức: 1 quản trò
Cách chơi: người chơi đứng thành hàng dài, dọc, ngang - Quản trò (hô to): “Tay đâu” (2 lần) - Người chơi (hô to): “Tay đây” (2 lần) Quản trò bắt bài hát: “Mình dài dài dáng thon thon ngày ngày chui rút ở trong bụi rơm,chiều tà tà tối bay ra nhằm vào con mắt mà chích người ta” – và người chơi làm theo hành động chích vào mắt người bên phải mình. Quản trò tiếp tục đưa ngón tay lên và làm con muỗi – người chơi cũng tiếp tục đưa ngón tay lên và cùng với quản trò kêu “O …O” và quản trò la to “cắn vào má” và người chơi làm theo quản trò lại hô to “đập” và người kế bên “đập” thật mạnh vào con muỗi.
Người chơi phải làm theo lời nói của quản trò chứ không làm theo hành động của quản trò.
Ví dụ: quản trò nói cắn vào miệng mà tay của quản trò cắn vào tai thì người chơi không làm theo – nếu làm sai sẽ bị phạt.
--------------------------------------------------------------------------------
Ba - Má - Tôi
* Mục đích: rèn luyện phản xạ nhanh * Số lượng: 70 -> 100 người * Địa điểm: trong phòng, ngoài sân * Thời gian: 3 -> 5 phút * Ban tổ chức: 1 quản trò
Cách chơi: người chơi đứng thành vòng tròn, quản trò chỉ tay lên đầu nói đây là “Ba” – chỉ tay lên má nói “Má” – chỉ tay xuống khỏi cổ và nói đây là “Tôi”. Người chơi làm theo các động tác của quản trò. Quản trò có thể nói “Ba má” thì người chơi phải dùng 2 tay (1 tay chỉ lên đầu, 1 tay chỉ lên má) …
--------------------------------------------------------------------------------
Này bạn vui
* Mục đích: tạo không khí sinh động * Số lượng: không hạn chế * Địa điểm: trong phòng * Thời gian: 3 -> 5 phút * Ban tổ chức: 1 quản trò
Cách chơi: người chơi trong hội trường, quản trò bắt bài hát “Này bạn vui mà muốn tỏ ra thì vỗ đôi tay (1, 2). Này bạn vui mà muốn tỏ ra thì vỗ đôi tay (1, 2). Này bạn vui mà muốn tỏ ra mà lòng bạn nôn nao cho quanh đây biết lòng bạn vui mà muốn tỏ ra thì vỗ đôi tay (1, 2)” – Người chơi vỗ tay theo nhịp đếm 1, 2 của quản trò. Quản trò có thể thay đổi “vỗ tay” thành “dậm chân” hoặc “gật đầu”.
--------------------------------------------------------------------------------
Trò chơi nơm cá
* Mục đích: tạo vui tươi, sôi động * Số lượng: 50 -> 70 người * Địa điểm: ngoài sân * Thời gian: 5 -> 7 phút * Ban tổ chức: 1 quản trò
Cách chơi: các bạn tham gia trò chơi đứng thành vòng tròn, tuỳ theo số lượng người chơi mà đặt số lượng nơm cá tương ứng (cứ 10 người thì đặt 1 nơm cá – nếu như 40 người chơi thì đặt 4 nơm cá). Nơm cá do 2 người nắm tay dang ra và giơ cao, cái nơm được xếp theo vòng tròn. Khi quản trò bắt giọng 1 bài hát những bạn còn lại làm cá chạy theo vòng tròn ngược chiều kim đồng hồ đến các nơm cá sẽ phải chui qua. Tuỳ theo quy định của quản trò thì khi dứt 1 bài hát hoặc khi có hiệu lệnh của quản trò, nơm cá sẽ chụp xuống, ai bị vướng trong nơm cá tức là cá đã bị bắt, bạn đó sẽ bị phạt
Vòng trò sẽ di chuyển theo nhịp nhanh, chậm của bài hát. Khi nơm cá đã chụp xuống, “cá” không được bứt khóa để chạy thoát.
--------------------------------------------------------------------------------
Trò chơi biểu tượng
* Mục đích: tạo vui nhộn * Số lượng: 70 -> 100 người * Địa điểm: ngoài sân * Thời gian: 5 -> 7 phút * Ban tổ chức: 1 quản trò
Cách chơi: người chơi đứng thành vòng tròn, tất cả vừa ca vừa nhảy múa. Khi nghe tiếng còi “te” các bạn đang đứng ở tư thế nào thì đứng ở tư thế đó – sau đó khi nghe tiếng còi “tích” các bạn lại tiếp tục nhảy múa. Khi nghe tiếng còi “tích” mà các bạn chưa đứng im thì bạn đó sẽ bị phạt.
--------------------------------------------------------------------------------
Thi đố về trái cây
* Mục đích: rèn luyện trí nhớ, khéo léo * Số lượng: 50 -> 70 người, chia thành 2 đội * Địa điểm: trong phòng, ngoài sân * Thời gian: 5 -> 7 phút * Ban tổ chức: 1 quản trò
Cách chơi: Quản trò chia ra thành nhiều nhóm, quản trò ra 1 mẫu tự, sau đó quản trò sẽ chỉ định 2 nhóm, 2 nhóm này phải trả lời lần lượt qua lại từng tên trái cây có mẫu tự đầu giống mẫu tự trọng tài đã cho. Sau câu trả lời của nhóm này, nhóm kia phải trả lời ngay, trong thời gian trọng tài đếm từ 1 -> 5 nếu không trả lời được thì xem như thua cuộc.
Ví dụ: quản trò ra chữ “M” thì 1 nhóm sẽ tìm tên các loại trái nào có mẫu tự là “M” như: me, mít, mãng cầu, mơ, … cho đến khi kết thúc cuộc chơi.
Người chơi không được lặp lại tên trái cây mà nhóm kia đã trả lời rồi. Quản trò có thể thay đổi các mẫu tự khác.
--------------------------------------------------------------------------------
Có - Không?
* Mục đích: tạo vui nhộn, hồi hộp * Số lượng: không hạn chế * Địa điểm: trong phòng hoặc ngoài trời * Vật dụng: nhiều vật dụng có sẵn: giấy viết, bảng, phấn …
Cách chơi: Người chơi ngồi ở trong phòng thành vòng tròn, một người bị sẽ bước ra khỏi phòng. Những người trong phòng chọn 1 đồ vật ở trong phòng hoặc 1 đồ vật bất kỳ khác để làm vật đố. Người bị sẽ được mời vào phòng và phải tìm cho ra vật đố là vật gì? – Người bị được phép hỏi bất cứ ai nhưng phải lựa câu hỏi sao cho người được hỏi chỉ cần trả lời: có (nếu trúng) và không (nếu sai) mà thôi.
Ví dụ: có phải vật đó hình chữ nhật không? Có phải vật đó bằng gỗ không? Vật đó có màu xanh?…
Sau 5 phút người bị chưa tìm ra vật đố thì người điều khiển phải chọn người thay thế. Người chơi không được dùng cử chỉ, lời nói nào khác ngoài 2 từ “Có hoặc không”. Nên chọn đồ vật gần chỗ người bị có thể quan sát được.
--------------------------------------------------------------------------------
Bà Ba buồn Bà Bảy
* Mục đích: tạo vui nhộn * Địa điểm: trong phòng * Ban tổ chức: 1 quản trò * Số lượng: 2 đội mỗi đội mang tên bà ba – đội kia mang tên bà bảy. Hai bên sẽ đọc tên đội mình cộng thêm một (động từ – trạng từ – tính từ…) có chữ đầu là chữ “B” và cuối câu là tên của đội kia.
Thí dụ: Bà ba buồn bà bảy Bà bảy bắn bà ba Người quản trò chỉ định đội nào nói trước – đội đó sẽ cử 1 người đại diện đứng lên đối đáp. Đội nào cuối cuộc chơi mà bí là đội đó thua.
** Chú ý: không được trùng câu đội kia đã nói.
--------------------------------------------------------------------------------
Tai đây - mũi này
* Mục đích: rèn luyện tính phản xạ nhanh * Địa điểm: trong phòng, trên xe * Số lượng: 50 người, không chia đội * Thời gian: 20 phút * Ban tổ chức: 1 người nhanh nhẹn, hài hước
Cách chơi: tay phải giữ lấy mũi, tay trái giữ lấy tai trái (quy định cho tất cả). Người quản trò hô “Tai đây mũi này” thì tất cả đồng loạt đổi tay – tay trái giữ lấy mũi – tay phải giữ lấy tai trái.
** Chú ý: để trò chơi khó hơn người quản trò quy định thêm sau khi buông tay để đổi mọi người phải vỗ tay 1 cái thật lớn. Người quản trò phải nhanh tay và nhanh mắt để bắt những người phạm lỗi để phạt.
--------------------------------------------------------------------------------
Múa hình tượng
* Mục đích: trò chơi là những bài học ôn lại lịch sử, các danh nhân anh hùng * Số lượng: có 2 đội tham gia, mỗi đội từ 8 -> 10 người * Địa điểm: trong phòng, tập trung tại sân bãi rộng * Ban tổ chức: 1 trọng tài điều khiển * Thời gian: có thể quy định * Vật dụng: hãy liệt kê tất cả tên những danh nhân, anh hùng dân tộc của đất nước. Tìm hiểu những hành động, cử chỉ, dáng đứng… đã trở thành hình tượng (hình ảnh quen thuộc trong lòng dân).
Cách chơi: mỗi đội lần lượt cử 1 đại diện lên sân khấu (đứng trước đội mình) diễn tả hành động hay tạo dáng hình tượng 1 danh nhân, anh hùng dân tộc nào đó để cho đội mình đoán và nêu tên. Mỗi đội có 5 lần ra lời đố, mỗi lượt trả lời quy định cho trả lời 1 lần, đội nào có nhiều câu trả lời đúng đội đó thắng.
** Chú ý: trước lúc ra lời đố, người đại diện phải đưa đáp án trước cho trọng tài.
--------------------------------------------------------------------------------
Bà Ba đi chợ
* Mục đích: rèn luyện trí nhớ, tính phản ứng nhanh * Số lượng: ít nhất 2 đội tham gia – mỗi đội từ 4 -> 10 người * Vật dụng: mỗi đội gồm giấy + viết * Ban tổ chức: 1 trọng tài điều khiển * Địa điểm: trong phòng * Thời gian: trong vòng 10 phút
Cách chơi: tìm trái cây, thức ăn, vật dụng … theo chữ. Hai đội vào vị trí riêng biệt của mình – giấy viết đặt phía trước mỗi đội cách xa 2 -> 4m. Khi nghe hiệu lệnh thứ tự từng người (của mỗi đội) lên ghi những trái cây có chữ “N” đứng đầu vào giấy, sau 30 giây đến 1 phút trọng tài ra hiệu lệnh cho những người thứ nhất về cho những người thứ hai lên … Sàu cùng thời gian đội nào ghi được nhiều nhất đội đó thắng (Trò chơi có thể thay đổi nhiều nội dung: từ mua trái cây đến mua thịt, cá, con vật,…).
--------------------------------------------------------------------------------
Tin mật
* Mục đích: rèn luyện khả năng nhớ * Vật dụng: 1 cây viết + mảnh giấy trắng * Số lượng: mỗi nhóm 10 người, chia nhiều đội * Ban tổ chức: 1 người, soạn sẵn những nội dung thông tin vào mảnh giấy (không quá 5 dòng) * Địa điểm: trong phòng hoặc ngoài sân
Cách chơi: tất cả các đội xếp hàng dọc, người quản trò (người điều khiển) cho người đứng đầu hàng đọc nội dung của bản thông tin (tất cả cùng chung 1 bản). Thứ tự từ đội thứ nhất truyền tin cho người thứ hai bằng cách (nói nhỏ vào tai) – cứ thế người trước truyền tin cho người sau – người cuối cùng nhận tin và ghi vào giấy và trao cho người điều khiển. Đội nào có nội dung bản tin giống bản tin gốc nhất là đội đó thắng.
--------------------------------------------------------------------------------
Địa danh Việt Nam
* Mục đích: sự hiểu biết về địa danh đất nước * Số lượng: mỗi nhóm 5 -> 10 người (có từ 2 nhóm trở lên) * Vật dụng: trang bị giấy viết cho mỗi nhóm, hoặc trang bị bảng + phấn chia ô cho mỗi nhóm * Thời gian: 5 -> 10 phút * Ban tổ chức: 1 trọng tài điều khiển * Địa điểm: trong phòng, trên xe
Cách chơi: các đội sẽ ghi lên bảng tên các Tỉnh, Thành phố, Huyện, Thị xã (thuộc Tỉnh) trong toàn cả nước. Quy định: chữ đầu của từ cuối Tỉnh trước là chữ đầu của từ đầu Tỉnh sau.
Thí dụ: Hà Nội, Nghệ An, An Lão (Huyện của Tỉnh Hải Phòng), Long Thành (Đồng Nai), … Không được lập lại – nếu lặp lại sẽ bị trừ điểm địa danh đó nhưng tiếp theo vẫn được tính, sau khoảng thời gian đội nào có nhiều địa danh đội đó thắng.
--------------------------------------------------------------------------------
Đi du lịch bằng taxi
* Mục đích: rèn luyện trí nhớ, sự nhanh nhạy * Số lượng: chia từng nhóm, mỗi nhóm 5 người (có thể nhiều hơn) * Vật dụng: mỗi nhóm trang bị viết + giấy trắng * Ban tổ chức: 1 trọng tài * Địa điểm: trong phòng, hội trường
Cách chơi: các nhóm tụ tập thành 1 vòng tròn, cử ra 1 thư ký ghi chép, khi có hiệu lệnh tất cả cùng ghi tên hiệu Taxi có trong thành phố cùng số điện thoại. Sau 5 -> 10 phút đội nào ghi được nhiều, đội đó thắng.
** Chú ý: người trọng tài phải có 1 bản danh sách các hãng Taxi và số điện thoại để đối chiếu và xác định.
--------------------------------------------------------------------------------
Xé giấy
* Mục đích: sự hiểu ý giữa các thành viên trong đội * Số lượng: chia 2 đội (Nam – Nữ đều nhau) * Vật dụng: những miếng giấy giống nhau * Ban tổ chức: 1 người
Cách chơi: mỗi đội lần lượt cử 1 Nam 1 Nữ lên thực hiện. Nam + Nữ đứng xoay lưng lại với nhau – 2 người cầm 2 miếng giấy – sau đó 1 trong 2 người sẽ ra lệnh cho người kia gấp giấy rồi xé. Những người phía dưới (không tham gia) không được nhắc nhở cho đội mình, sau 1 thời gian như nhau đội nào có số đôi (giấy xé giống nhau) nhiều là đội đó thắng.
--------------------------------------------------------------------------------
Tìm tên bài hát
* Cũng tương tự các trò chơi trên – tuy nhiên trò chơi này có thể áp dụng trong 1 cuộc tập trung hội họp – phần thưởng sẽ áp dụng cho từng cá nhân.
Cách chơi: mời 1 số bạn bước lên sân khấu xếp hàng ngang. Người điều khiển ra điều kiện: hãy tìm tên bài hát có từ (mẹ, xuân, hoa, tình,…) và hát lên 1 vài câu của bài hát đó. Trò chơi áp dụng luật (nốc ao) cho từng bạn 1 -> 2 người cuối cùng sẽ được lãnh giải vô địch.
** Chú ý: các từ quy định: mẹ, xuân, hoa, tình,… phải viết trước để khách quan hơn..
--------------------------------------------------------------------------------
Dàn nhạc giao hưởng
* Mục đích: vui tươi, tình cảm * Số lượng: mỗi đội (nhóm) có 8 -> 12 người, ít nhất là 2 -> 3 đội (nhiều nhất 7 đội) * Địa điểm: trong phòng rộng, sân bãi tập trung, trong xe, … * Ban tổ chức: 1 -> 2 người
Cách chơi: người điều khiển hát lên 1 bài hát tập thể (tất cả đều thuộc), sau đó đặt tên các đội theo từng nốt nhạc (đồ – rê – mi – fa…). Tất cả hát chung bài hát tập thể – khi người điều khiển chỉ tay vào đội nào thì đội đó không được hát bằng lời mà chỉ được hát bằng vần nốt nhạc của đội mình (còn tất cả im lặng).
** Yêu cầu: âm điệu bài hát phải được liên tục, đội nào khi có tay người điều khiển chỉ vào mà hát sai – hát trật lỗi nhạc thì phải chịu phạt. Tương tự có thể chuyển thành hòa âm trống, kèn, đàn...
--------------------------------------------------------------------------------
Cuộc thi thử tài hiểu biết âm nhạc
* Mục đích: sự hiểu biết, suy đoán nhanh * Số lượng: có nhiều đội (mỗi đội 10 người) – ngồi táchbiệt nhau trong phòng, trên xe, … * Ban tổ chức: 1 người * Vật dụng: phải soạn nội dung vào giấy để thi đố, ca * Địa điểm: trong phòng
Cách chơi: người điều khiển hát lên 1 câu đầu hoặc câu cuối trong bài hát – sau 5 giây 2 đội xung phong trả lời và hát lại bài hát. Đội nào trả lời nhanh, đúng (tên bài hát – tên tác giả – hát lại bài hát đó) thì được 4 điểm, sai phần nào trừ điểm phần đó. Cuối cuộc thi cộng điểm các đội, đội nào có nhiều điểm thì đội đó thắng.
--------------------------------------------------------------------------------
Hát đối đáp
* Mục đích: vui tươi, sự am hiểu các bài hát Việt Nam * Số lượng: chia 2 nhóm * Địa điểm: trên xe hoặc trong phòng * Quản trò: 1 người am hiểu về các bài hát làm trọng tài
Cách chơi: (nhiều nội dung) - Hai bên thi hát về những convật + Chim: có tên loài chim + Cá: có tên loài cá …………………………………… - Hát về những địa danh các Tỉnh, Thành phố trong cả nước - Thi hát về mưa, đêm, biển, trời, …
** Chú ý: bên nào bí thì áp dụng luật nốc ao (đếm từ 1 đến 10) không tìm được bài hát là thua, không được hát các bài hát cấm lưu hành, các bài hát ngợi ca Lãnh tụ, Đảng.
--------------------------------------------------------------------------------
Hát giao duyên
* Mục đích: tạo vui vẻ, tạo mối tình cảm, am hiểu về âm nhạc * Số lượng: chia 2 đội (có thể phân biệt Nam – Nữ) * Địa điểm: trong phòng, trên xe, trong lán trại * Ban tổ chức: 1 người hướng dẫn * Chuẩn bị: 2 đội ngồi riêng biệt, cùng nhau tập hát bài: “Qua cầu gió bay bắc bộ” (Yêu nhau cởi áo ôi à cho nhau… về nhà dối rằng cha dối mẹ… a… ối… a rằng… a… í a… qua cầu… qua cầu… gió bay).
Cách chơi: hai bên sẽ hát đối đáp nhưng có cải biên câu “cởi áo” thành những câu đồ vật mình có trên người: cởi nhẫn, cởi kiếng, cởi nón,… Hai bên hát thứ tự đối đáp bên nào bí (không tìm ra từ…) là bên đó thua. Các từ cải biên phải có các dấu kèm theo là: hỏi, ngã và sắc và không được giống nhau.
--------------------------------------------------------------------------------
Cùng sở thích
* Mục đích: tạo sự thoải mái, vui tươi, làm quen * Địa điểm: trong phòng * Vật dụng: một người 1 mảnh giấy trắng * Ban tổ chức: 1 người hướng dẫn * Số lượng: không hạn chế, chia thành 2 nhóm Nam – Nữ
Cách chơi: 2 nhóm ngồi riêng biệt, mỗi người sẽ ghi những sở thích của mình (trung thực) vào miếng giấy, gồm: - Họ tên - Cao, cân nặng - Sở thích: Hoa, màu sắc, phim, ca nhạc, nhiếp ảnh, thể thao,… - Nguyện vọng trở thành: kỹ sư, bác sĩ, ca sĩ,…
Sau đó gom vào 2 cái nón và trao đổi (của Nam cho Nữ – của Nữ cho Nam). Sau khi trao đổi các mảnh giấy được chia đều cho mọi người (chưa được mở ra xem). Sau đó thứ tự từng người một đứng lên giới thiệu về mình và mở giấy ra đọc những sở thích của mình. Ai có trùng sở thích và các điều kiện khác được quà của BTC.
--------------------------------------------------------------------------------
Tình yêu có lời
* Mục đích: vui tươi, lành mạnh, khôi hài, … * Số lượng: 20 hoặc 40 người (đồng đều Nam – Nữ) * Vật dụng: mỗi đội 5 miếng giấy nhỏ * Ban tổ chức: 1 người hướng dẫn * Địa điểm: trên xe, trong phòng
Cách chơi: chia Nam và Nữ ra 2 nhóm trong phòng, bên Nam sẽ cùng nhau bàn luận và ghi 5 câu hỏi (tỏ tình) vào 5 miếng giấy – bên Nữ sẽ ghi 5 câu (từ chối) vào 5 miếng giấy. Sau 10 phút 2 đội đổi giấy cho nhau, sau đó tuần tự đọc câu tỏ tình (bên Nữ đọc) – có thể bình chọn những câu hay nhất, xuất sắc nhất.
** Chú ý: nếu số người ít có thể quy định mỗi người ghi một câu.
--------------------------------------------------------------------------------
Trăm nghe không bằng một thấy
* Mục đích: sự suy đoán * Số lượng: không hạn chế * Địa điểm: trong phòng * Vật dụng: mỗi người 1 tờ giấy (có thể giống nhau) * Ban tổ chức: 1 người quản trò nhanh nhẹn * Chuẩn bị: mỗi người 1 tờ giấy cầm trên tay, cả người quản trò
Cách chơi: người quản trò sẽ hò, cầm giấy lên, gấp đôi dọc, gấp tiếp, gấp ngang,… xé 1 góc đối diện. Sau khi xé, người quản trò quay lại đề nghị mọi người mở tờ giấy ra.
** Chú ý: chắc chắn rằng sẽ có rất ít người có miếng giấy có những lỗ khuyết giống người quản trò. Sau đó mời 1 người lên làm hướng dẫn: có thể ra điều kiện ai giống mảnh giấy của người hướng dẫn, thì người đó được quà.
--------------------------------------------------------------------------------
Hỏi - Trả lời
* Mục đích: tạo sự vui tươi, hóm hỉnh, gần gũi * Số lượng: 40 người (Nam, Nữ), chia làm 2 nhóm: nhóm Nam và nhóm Nữ * Vật dụng: mỗi người 1 miếng giấy trắng nhỏ, 2 cái nón cho 2 nhóm * Ban tổ chức: 1 người hướng dẫn * Địa điểm: trong phòng, trên xe
Cách chơi: trên miếng giấy các bạn bên Nữ ghi 1 câu hỏi bất kỳ – còn bên Nam tưởng tượng ra 1 câu trả lời bất kỳ. Sau đó gom tất cả vào chiếc nón của nhóm mình – sau khi xong 2 nhóm cử ra 2 người lần lượt lên bốc câu hỏi – câu trả lời đọc lên cho mọi người nghe (lần sau có thể làm ngược lại: Nam hỏi – Nữ trả lời).
--------------------------------------------------------------------------------
Cây sen
* Mục đích: rèn luyện phản ứng nhanh * Số lượng: 20 -> 30 người, không chia đội * Tổ chức: 1 quản trò * Địa điểm: trong phòng
Cách chơi: người quản trò hô: “Nụ sen” – người chơi úp 2 lòng bàn tay lại tạo thành nụ sen. Người quản trò hô: “Hoa sen” – người chơi xòe 2 lòng bàn tay tạo dáng cong như bông hoa sen. Người quản trò hô: “Lá sen” – người chơi xòe thẳng bàn tay tạo thành lá sen. Người quản trò hô “Trái sen” – người chơi úp 2 bàn tay lại tạo thành trái…
Khi tất cả mọi người đã hiểu cách chơi, làm quen tay thì người quản trò quy định “làm theo lời nói của tôi chứ không làm theo hành động của tôi” – sau đó cuộc chơi diễn ra theo sự dẫn dắt của người quản trò (lời nói làm ngược động tác).
** Chú ý: người quản trò tinh mắt bắt phạt những người làm sai động tác để tạo không khí hấp dẫn lôi cuốn. Tương tự có thể chuyển thành nụ hoa, thì thụt, nắm mở…
--------------------------------------------------------------------------------
Suy luận
* Mục đích: phát huy trí tưởng tượng, sự suy luận và tinh thần đồng đội * Địa điểm: trong phòng, trên xe * Tổ chức: 1 quản trò * Số lượng: 20 người đến 30 người, chia thành 2 đội
Cách chơi: người quản trò chia số người chơi thành 2 đội (A và B), đồng thời chỉ định đội nào sẽ chơi trước.
Đội A (được chỉ định trước) cử 1 người lên giao đáp án cho trọng tài (người quản trò): “Chúng tôi sẽ đố đội B về con gà” – sau đó đội A quay sang đội B kể 1 vài đặc điểm (giới hạn là 5 đặc điểm).
Thí dụ: Đố con gà – Nó là vật nuôi, nó có lông, nó có đuôi,… Bên A kể ra 5 đặc điểm xong, sau 30 giây bên B phải trả lời (cử 1 người đại diện) và chỉ được trả lời 3 lần (tuỳ quy định). Nếu không đúng là thua.
** Chú ý: chỉ lấy thông tin từ người đại diện, tránh tình trạng lộn xộn.
--------------------------------------------------------------------------------
Phản xạ nhanh
* Mục đích: tạo sự nhanh nhạy, phản xạ * Địa điểm: trong phòng, … * Tổ chức: 1 quản trò * Số lượng: cả tập thể
Cách chơi: người quản trò phổ biến trò chơi gồm 3 động tác: vỗ tay, đứng lên, ngồi xuống. Khi quản trò hô vô tay thì tất cả cùng vỗ tay và làm theo vỗ tay 1 cái… với động tác đứng lên, ngồi xuống cũng vậy… Sau khi đã chơi thử, người quản trò phổ biến lại trò chơi (khó hơn): quản trò hô vỗ tay thì tất cả vỗ tay nhưng động tác thì đứng lên – khi quản trò hô đứng lên thì tất cả nói đứng lên nhưng động tác thì ngồi xuống – người quản trò hô ngồi xuống thì tất cả ngồi xuống nhưng động tác thì đứng lên… Cứ thế trò chơi tiếp tục – ai làm sai sẽ bị mời ra và chịu hình phạt do người quản trò áp dụng.
--------------------------------------------------------------------------------
Cử đại diện
* Điều kiện: như trò chơi “Suy luận”
Cách chơi: đội A cử đại diện của mình sang đội B lấy thông tin, sau đó về truyền lại thông tin cho đội mình bằng diễn đạt động tác cho mọi người hiểu (không được nói).
Thí dụ: đội B cho thông tin người đại diện đội A là: “Chúng tôi cần 1 chiếc nón” – sau đó người đại diện sẽ diễn tả bằng hành động, động tác cho đội nhà đoán nội dung, sau 2 lần đội A phải nêu được thông tin (cho phép nói 2 lần) – nếu không nói được là thua.
** Chú ý: nếu đội nào thua phải chịu hình phạt chung cho cả đội.
--------------------------------------------------------------------------------
Nếu thì
* Mục đích: tạo không khí vui tươi, thân mật * Tổ chức: 1 quản trò điều khiển * Địa điểm: chơi trong phòng học * Số lượng: không hạn chế, chia 2 đội nam và nữ
Cách chơi: Nam, nữ ngồi riêng biệt, mỗi người trang bị 1 miếng giấy nhỏ. Quy định cho bên Nam ghi vào giấy bắt đầu bằng chữ “Nếu” – còn bên nữ bằt đầu bằng chữ “Thì”. Sau 3 phút lần lượt mời 1 bạn Nam lên đọc câu của mình sau đó mời bạn Nữ tiếp tục đọc câu của mình… Trò chơi tiếp tục, hướng dẫn làm sao tất cả lần lượt tự giác đứng lên đọc câu của mình (như 1 trò chơi hát đối đáp), câu nào có ý nghĩa thì vỗ tay tán thưởng hoặc tặng quà lưu niệm.
--------------------------------------------------------------------------------
Tìm bạn
* Mục đích: tạo sự vui tươi, thân mật * Số lượng: 30 -> 40 người, chia 2 đội Nam và Nữ * Vật dụng: giấy rôky cắt hình trái tim * Ban tổ chức: 1 người hướng dẫn * Địa điểm: trong phòng hội trường * Vật dụng: cắt giấy hình trái tim, sau đó cắt trái tim làm 2 mảnh sao cho không đường cắt nào giống nhau, số lượng phụ thuộc người chơi
Cách chơi: phát một nửa trái tim đều cho Nam và Nữ (trên nửa của Nam ghi “Nếu”, còn bên Nữ ghi “Thì”. Sau khi nghe hiệu lệnh tất cả các đôi Nam, Nữ tìm nửa của mình ghép lại, đôi nào nhanh nhất sẽ được giải – sau đó lần lượt từng đôi đọc lên những câu viết của mình.
--------------------------------------------------------------------------------
Liên khúc đầu và đuôi
* Điều kiện chơi: như trò chơi “Hội thi hoa kiểng”, nhưng thay vì gọi tên hoa thì hai đội cùng thi hát.
Cách chơi: đội A ca lên một câu trong bài hát bất kỳ, khi kết thúc ở từ nào ở cuối câu thì từ đó phải là từ đầu câu của bài hát đội B. Thí dụ: - Đội A hát: Thanh niên ta sẵn sàng vì ngày mai xây dựng tổ quốc yên vui… - Đội B phải hát: Vui đã nhiều rồi bây giờ mình chia tay…
Quy định: đội nào tới lượt mình mà không tìm được câu hát (trọng tài đếm từ 1 đến 10) là thua. Tương tự có cách chơi hát bài hát có chữ: Hoa, Xuân, Mưa…
--------------------------------------------------------------------------------
Nhà báo tìm dũng sĩ
* Mục đích: tạo mối thân thiết giữa những thành viên mới * Địa điểm: trong phòng * Số lượng: từ 10 đến 30 người, không chia đội * Tổ chức: 1 người vừa là trọng tài
Cách chơi: trọng tài chỉ định 1 thành viên làm nhà báo sau đó mời nhà báo ra khỏi phòng (nhà báo không được nhìn vào phòng) – tiếp tục trọng tài chỉ định 1 người làm dũng sĩ (mời dũng sĩ đứng lên cho mọi người ngắm dung nhan), sau đó mời dũng sĩ ngồi xuống và mời nhà báo vào phòng. Nhà báo có nhiệm vụ tìm ra dũng sĩ bằng 3 đến 5 câu hỏi tuỳ quy định
Thí dụ: - Dũng sĩ là nam phải không? - Dũng sĩ có mang kiếng không? (Nếu là đúng thì tất cả vỗ tay – nếu không đúng thì cười, hoặc lắc đầu).
** Lưu ý: trọng tài phải biết hạn chế câu hỏi của nhà báo, biết đồng ý hay không đồng ý với câu hỏi của nhà báo. - Sau 5 câu hỏi nhà báo phải chỉ ra dũng sĩ nếu không tất cả sẽ đếm từ 1 đến 10 và nhà báo thua (phải chịu hình phạt của tập thể đề ra: múa, hát,…) - Nếu nhà báo chỉ ra dũng sĩ thì dũng sĩ phải vào vị trí nhà báo và cuộc chơi lại tiến hành lại từ đầu Tương tự có thể tìm bạn thân, người yêu, kẻ gian,…
--------------------------------------------------------------------------------
Tìm nghề nghiệp
* Mục đích: tạo sự hài hước, suy đoán nhanh * Số lượng: 10 người đến 30 người, chia thành 2 -> 3 đội * Địa điểm: trong phòng * Tổ chức: 1 quản trò (trọng tài) * Vật dụng: viết + nhiều miếng giấy trắng nhỏ
Cách chơi: chia người chơi thành 2 -> 3 đội nhóm, trọng tài ghi 1 nghề vào miếng giấy (nhiều nghề nhiều miếng giấy). Mỗi đội cử 1 người (thứ tự) lên bốc thăm – trúng nghề nào thì phải diễn tả nghề đó cho đồng đội nêu đáp án (vận động viên lên sân khấu chỉ được diễn tả bằng hình thể, không được nói). Sau 30 giây đội đó không trả lời đúng thì các đội khác có quyền trả lời – nếu đúng là đội đó thắng, còn đội kia sẽ thua.
Trò chơi chỉ diễn ra cho từng đội một, mỗi đội chỉ được trả lời 5 lầni lên bốc thăm, xem xong phải trả giấy thăm lại cho trọng tài. Khi trả lời áp dụng luật đếm nốc ao (1 -> 10) (có thể dùng khăn bịt miệng người trả lời cho khách quan).
--------------------------------------------------------------------------------
Hướng về miền Tây
* Mục đích: rèn kỹ năng hát hò … * Số lượng: mỗi lần chơi từ 10 -> 15 người … * Địa điểm: trong hội trường * Vật dụng: 1 đồng hồ bấm số * Tổ chức: 1 -> 2 quản trò
Cách chơi: để tạo sự bất ngờ, hấp dẫn cho người chơi nên: mời đại diện mỗi đội lên sân khấu sau đó mới công bố trò chơi (không phân biệt nam nữ). Tất cả đứng dàn hàng ngang trên sân khấu thi hò dài hơi nhất hoặc xuống một câu vọng cổ, thứ tự từng người một. Người nào hò hay, dài hơi nhất sẽ thắng. Nếu có số thời gian bằng nhau thì tổ chức thi đấu vòng loại (có thể chấm giải cá nhân và tập thể có số giây nhiều nhất). ** Ghi chú: 1 quản trò chỉ định thứ tự người chơi vừa làm hoạt náo – đồng thời cử 1 người trọng tài bấm giờ và ghi kết quả.
--------------------------------------------------------------------------------
Truyền tin
Giúp đối tượng chơi có phản xạ nhanh, nhớ chính xác, bí mật, tạo tinh thần đồng đội. Số lượng: Tùy quy mô tổ chức được chia thành các đội.
Nội dung: Truyền thông tin của chỉ huy (quản trò) rồi báo cáo.
Cách chơi: - Quản trò chia tập thể chơi thành các đội, số lượng các đội bằng nhau. - Các đội đứng thành hàng dọc, cách quản trò cùng một kích thước. Mỗi đội cử một người lên nhận lệnh. - Khi có lệnh chơi, người nhận lệnh của các đội chạy lên nhận tin của quản trò và về nói cho người thứ 1, người thứ 1 nói nhỏ cho người thứ 2 (nói thầm vào tai) cứ như thế cho đến người cuối cùng. Người cuối cùng chạy lên nói với quản trò "tin" mà quản trò đã phát ra.
Luật chơi: - Đội nào báo tin nhanh, chính xác đội đó thắng. - Đội nào để lộ tin coi như thua. - Nếu các đội lên trùng nhau quản trò cho ghi tin vào giấy. - Tin được truyền từ người số 1 đến người cuối cùng, không được truyền tắt.
Chú ý: - Quản trò chuẩn bị sẵn các tin vào giấy khi các đội lên nhận, đưa cho người nhận, đọc xong quản trò thu lại. - Người cuối cùng viết vào một mảnh giấy, nộp cho quản trò rồi so sánh hai mẩu giấy ghi tin (Quản trò và các đội). - Đối tượng nhỏ tin ngắn, lớn tin dài. - Các chữ trong bản tin bằng nhau. - Nội dung các tin chọn những câu vui, mang tính hài hước. - Nghĩ các câu đố các đội phải giải luôn câu đó, tăng mức độ hấp dẫn của trò chơi.
--------------------------------------------------------------------------------
Bắt cá
Giúp đối tượng chơi có phản ứng nhanh nhẹ, tạo không khí vui vẻ trong học tập sinh hoạt. Số lượng: Dưới 100 người chơi, đứng thành vòng tròn.
Nội dung: Quản trò quy định người bắt cá và cá. - Người bắt cá: Đứng đối diện nhau, hai tay của hai người nắm vào nhau và đưa lên cao. - Cá: Còn lại người chơi là cá, nắm tay vào nhau tạo thành vòng tròn.
Cách chơi: - Khi quản trò hô bắt đầu thì người chơi hát một bài hát tập thể, đi vòng tròn, chui qua tay của người bắt. - Khi nghe tiếng còi (hoặc hô chụp) của quản trò, người bắt nhanh tay chụp xuống để bắt cá. Cá nhanh nhẹn thoát ra ngoài.
Luật chơi: - Cá nào bị bắt là thua. - Người bắt cá không bắt được cá cũng thua, thay người khác làm đôi bắt cá, trò chơi tiếp tục. - Khi nắm tay hát không được đứt đoạn trong vòng tròn.
Chú ý: Tùy theo số lượng người chơi để cử người bắt cho phù hợp, không ít quá, nhiều quá.
Đổ nước chai
Trò chơi được tổ chức ở các hội trại, hội thi, v.v.. Giúp đối tượng chơi có tính kỷ luật, tinh thần tập thể, khéo léo, nhanh nhẹn, sáng tạo, hoạt bát, v.v... tạo không khí vui vẻ, thoải mái trong học tập. Số lượng: Tùy thuộc quy mô tổ chức, không hạn chế. Được chia thành các đội, số lượng mỗi đội bằng nhau.
Nội dung: Các đội dùng thìa múc nước ở chậu đổ vào chai sao cho chai của mình có nhiều nước.
Cách chơi: - Quản trò chia số lượng người chơi thành các đội, số lượng người ở các đội bằng nhau. - Mỗi đội cử một trọng tài giám sát đội bạn. - Kẻ vạch giữa chậu nước và chai. - Khi có lệnh của quản trò, người số 1 của các đội dùng thìa múc nước, chạy tới chỗ để chai, đổ nước vào chai, sau đó chạy quay trở lại đội mình để đưa thìa cho người số 2 ở vạch. Người số 2 làm như người số 1 và đưa thìa cho người số 3, v.v... trò chơi tiếp tục cho đến khi có hiệu lệnh dừng lại. - So sánh mực nước ở chai của các đội, đội nào có số lượng nước ở chai nhiều hơn đội đó thắng.
Dụng cụ chơi: - Chai đựng nước giống nhau, số lượng chai bằng số lượng đội chơi. - Thìa múc nước. - Chậu đựng nước.
Luật chơi: - Phải đưa thìa ở vạch xuất phát. - Dùng chai và thìa giống nhau. - Không bóp méo thìa. - Chỉ dùng một tay đổ vào chai.
Chú ý: - Vạch xa hay gần tùy theo đối tượng chơi. - Có thể buộc hai tay vào nhau để tăng mức độ khó của trò chơi..
--------------------------------------------------------------------------------
Đứng, ngồi, nằm, ngủ
Tạo không khí vui vẻ trong sinh họat, phát triển phản xạ, rèn luyện trí nhớ.
Nội dung: - Quản trò cho tập thể chơi học các cách sau: + Đứng: Bàn tay phải nắm, giơ thẳng lên đầu. + Ngồi: Bàn tay phải nắm, hai cánh tay vuông góc, bàn tay giơ ngang mặt. + Nằm: Bàn tay phải nắm, duỗi tay thẳng phía trước. + Ngủ: Bàn tay phải nắm, áp vào má và hô: khò.
Cách chơi: - Quản trò hô những tư thế, động tác theo quy định trên. - Quản trò có thể hô đúng hoặc hô đúng làm sai (hô một đằng làm một nẻo). - Người chơi phải làm đúng theo lời hô và các động tác đã quy định của quản trò.
Phạm luật: - Những trường hợp sau phải chịu phạt: + Làm động tác sai với lời hô của quản trò. + Không nhìn vào quản trò. + Làm chậm, làm không rõ động tác.
Chú ý: - Tốc độ nhanh chậm tùy thuộc vào đối tượng chơi. - Quản trò dùng những từ khác để "lừa" người chơi như tiến, lùi, khò... tạo không khí..
--------------------------------------------------------------------------------
Chức năng
Rèn luyện phản xạ, tạo không khí để hoạt động và ôn lại chức năng của các bộ phận cơ thể con người.
Nội dung: - Nói và chỉ đúng chức năng của các bộ phận. - Quản trò cho tập thể chơi và chỉ đúng các bộ phận sau: Mắt: Nhìn Tai: Nghe Mũi: Ngửi Miệng: Ăn
Cách chơi: - Quản trò hô tác dụng của các bộ phận, người chơi chỉ đúng và nói tên các bộ phận. - Quản trò có thể hô tác dụng và chỉ sai, người chơi phải hô và chỉ đúng.
Ví dụ: - Quản trò hô nhìn và chỉ vào tai, người chơi hô nhìn và chỉ vào mắt...
Phạm luật: - Chỉ sai với chức năng. - Làm chậm so với quy định, làm không dứt khoát. - Không nhìn quản trò.
- Chú ý: - Có thể quy định tăng các bộ phận như: chân: đi; Tay: làm... để tăng mức độ khó của trò chơi. - Tốc độ nói nhanh, chậm tùy thuộc vào đối tượng chơi.
--------------------------------------------------------------------------------
Lời chào
Giúp đối tượng chơi hiểu cách lịch sự, tôn trọng khi gặp người lớn, thầy cô, phản ứng nhanh, tạo không khí vui.
Nội dung: - Quản trò cho tập thể chơi học các động tác sau: + Chào anh: theo kiểu chào nghi thức Đội. + Chào thầy: khoanh hai tay trước ngực. + Chào bác: như chào thầy nhưng cúi xuống. + Chào em: tay đưa ra phía trước như động tác mời.
Cách chơi: - Quản trò hô các lời chào và làm các động tác. Người chơi hô to và làm theo. - Quản trò có thể hô một kiểu và làm một kiểu.
Luật chơi: - Ai làm khác với lời hô của quản trò là sai. - Làm không rõ động tác là sai.
Chú ý: - Tốc độ hô nhanh, chậm tùy thuộc vào đối tượng chơi. - Có thể thêm một, hai động tác chào nữa để tăng thêm mức độ khó của trò chơi..
--------------------------------------------------------------------------------
Đổ Nước Vào Chai
Ø Cách chơi: Người chơi được chia thành nhiều đội. Phía trước mỗi đội, cách 4 – 6m, đặt những cái chai không. Người chơi mỗi đội xếp thành hàng dọc và lần lượt từng người sẽ lấy muỗng múc nước nơi thau (để ở vạch xuất phát) đi đổ vào chai, sau đó về trao muỗng cho người khác tiếp tục. Đội nào đổ đầy chai nước trước sẽ thắng.
Ø Luật chơi: Số người chơi các đội phải bằng nhau. Nếu số người trong đội đã đi hết 1 lần mà chai chưa đầy nước thì sẽ quay lại lượt của người đầu tiên. Trò chơi này cũng có thể áp dụng cách tính giờ để xác định đội thắng.
--------------------------------------------------------------------------------
Cõng Bạn - Ăn Chuối
Ø Cách chơi: Người chơi được chia thành các đội có số lượng nam, nữ đều nhau. Bạn nam cõng ban nữ bịt mắt và còng tay.
Bắt đầu trò chơi bạn nam cõng bạn nữ chạy đến đích. Tại đây quản trò sẽ đưa quả chuối cho bạn nữ lột vỏ cho bạn nam ăn. Cặp nào ăn chuối xong thì chạy trở về vạch để cặp thứ hai tiếp tục thực hiện tương tự cho đến hết. Đội nào ăn chuối và về trước thì thắng.
Ø Luật chơi: - Khi lột chuối, bạn nữ không được dùng tay mà phải dùng miệng. - Có bao nhiêu đội thì cần có bấy nhiêu người quản trò để đưa chuối và theo dõi các cặp ăn hết chuối.
--------------------------------------------------------------------------------
Ngậm Muỗng Trong Thau
Ø Cách chơi: Người chơi được chia thành nhiều đội. Mỗi đội từ 4 người trở lên. (Lưu ý: nếu là 4 người phải là 4 nam, hoặc 2 nam 2 nữ, không được chơi với đội hình là 4 nữ). Quản trò sẽ thổi còi và các đội di chuyển như sau:
Một người sẽ di chuyển bằng 2 tay. Người thứ 2 sẽ đứng phía sau cầm 2 chân của người thứ nhất đẩy đi. Cách vạch xuất phát khỏang 5m có đặt những cái thau bên trong đựng những cái muỗng. Người thứ nhất sẽ dùng miệng của mình để lấy 1 cái muỗng trong thau nước rồi quay về vạch xuất phát. Tương tự như thế, cặp thứ 2 sẽ tiếp sức cho cặp thứ nhất. Đội nào lấy được hết số muỗng trong thau của mình sớm nhất sẽ thắng cuộc.
Ø Luật chơi: Khi dùng miệng lấy muỗng trong thau, người thứ nhất không được chạm chân xuống đất. Nếu vi phạm, chiếc muỗng đó sẽ được để lại trong thau và đội đó phải bắt đầu lại từ vạch xuất phát.
--------------------------------------------------------------------------------
Đua Ghe Ngo
Ø Cách chơi: Người chơi được chia thành 3 - 5 đội, mỗi đội 10 người. Các đội sẽ ngồi xuống theo hàng dọc, chân của người ngồi sau sẽ để song song với chân của người ngồi trước; hai tay người ngồi trước nắm lấy cổ chân của người ngồi sau. Khi nghe lệnh xuất phát, các đội sẽ di chuyển tiến về phía vạch đích. Đội nào về đích trước tiên và không bị đứt khúc là đội thắng cuộc.
Ø Luật chơi: Các đội phải giữ nguyên tư thế như đã sắp trong quá trình đua. Đội nào bị đứt quãng sẽ bị loại..
--------------------------------------------------------------------------------
Ngũ Long Tranh Đuôi
Ø Cách chơi: Người chơi lần lượt đứng nắm vai nhau thành 5 đội. Người đứng đầu sẽ là đầu rồng, người đứng cuối là đuôi rồng. Năm con rồng (5 đội) sẽ đứng quay đầu vào nhau. Khi quản trò thổi còi ra hiệu bắt đầu, đầu rồng đội 1 sẽ tìm cách bắt đuôi rồng đội 2, đầu rồng đội 2 sẽ bắt đuôi rồng đội 3… Đầu rồng có thể dùng tay để cản những con rồng khác bắt đuôi của mình, đồng thời tấn công đuôi những con rồng khác. Con rồng nào bị bắt mất đuôi sẽ bị loại. Cứ như thế tiếp tục cho đến khi trên sân chỉ còn lại 1 con rồng còn nguyên vẹn. Đó là đội thắng cuộc.
Ø Luật chơi: - Con rồng nào bị đứt đoạn coi như thua cuộc.
- Đầu rồng chỉ cần chạm được vào đuôi rồng khác là coi như đã bắt được rồng. Đầu rồng chỉ được chặn chứ không được níu kéo rồng đội khác.
--------------------------------------------------------------------------------
Ghế Di Động
Ø Cách chơi: Người chơi được chia thành nhiều đội với số lượng bằng nhau.Mỗi đội xếp thành một hàng dọc phía sau vạch xuất phát, người khom xuống, ngồi len đùi người phía sau và đặt 2 tay lên vai người phía trước. Đội nào về đích trước tiên và không bị đứt khúc là thắng cuộc.
Ø Luật chơi: Các đội phải giữ nguyên tư thế như đã sắp trong suốt quá trình đua. Đội nào bị đứt khúc sẽ bị loại..
--------------------------------------------------------------------------------
Băng Qua Lửa Đạn
Ø Cách chơi: Quản trò cho chuẩn bị 2 cầu khỉ dài làm bằng tre có thể đi qua được. Người chơi được chia thành 4 đội, bốc thắm chọn 2 đội đi trước. Mỗi người chơi trên tay cầm 1 lá cờ. Khi nghe hiệu lệnh, người đầu tiên sẽ chạy qua cầu khỉ, cố tránh trận pháo kích (bao nylon đựng nước) của 2 đội còn lại đứng cách xa đó 5m ném vào. Khi đã qua cầu, người này phải cắm cờ vào ô do ban rổ chức quy định. Sau đó, lần lượt các thành viên còn lại sẽ tiếp tục qua cầu. Đội nào băng qua an toàn, cắm cờ đầy đủ và nhanh nhất là thắng cuộc.
Sau đó, tới lượt 2 đội còn lại băng qua cầu. Cuối cùng, 2 đội thắng sẽ thi với nhau để chọn ra đội nhanh nhất.
Ø Luật chơi: Ai bị ném té khỏi cầu khỉ phải quay trở về vị trí xuất phát và đi lại.
--------------------------------------------------------------------------------
Con Tàu Tìm Báu Vật
Ø Cách chơi: Người chơi được chia thành nhiều đội có số lượng bằng nhau. Mỗi đội đứng xếp thành 1 hàng dọc để làm những đoàn tàu. Tất cả các người chơi đều bị bịt mắt trừ người cuối cùng làm người trưởng tàu. Mỗi đội được quy định sẽ đi lấy 1 báu vật như cuốn sách, chiếc dép hay cành cây… để cách xa các đội 30 – 50m.
Trước khi chơi, người chơi trong đội sẽ thống nhất với nhau những ám hiệu để người trưởng tàu điều khiển.
Ví dụ: - Nếu trưởng tàu đập lên vai trái người đứng trước thì tàu rẽ trái. - Nếu trưởng tàu đập lên vai phải người đứng trước thì tàu rẽ phải. - Nếu trưởng tàu đập lên 2 vai người đứng trước thì tàu đi thẳng.
Người nào nhận được ám hiệu xong sẽ chuyền ám hiệu lên cho người đứng trước mình theo cách tương tự. Sau đó trò chơi được tiến hành dưới sự hướng dẫn của các trưởng tàu. Tàu nào tìm được báo vật trước thì sẽ thắng.
Ø Luật chơi: Người chơi không được dùng lời nói để điều khiển các người trong đội. Đội nào vi phạm sẽ bị loại.
--------------------------------------------------------------------------------
Vui đêm lửa trại
1. Thổi tắt ngọn đèn
Cách chơi: Tất cả người chơi đứng thành vòng tròn, hai người được chọn vào trong và cầm mỗi người một cây nến đã thắp. Còi thổi, hai người này phải cò cò và vừa dấu đèn của mình sau lưng, vừa thổi đèn của bạn cho tắt đi. Người chơi nào để tắt trước là thua cuộc. Trò chơi này có thể cho chơi từng cặp, rồi chọn vào chung kết những người chiến thắng.
2. Con đường bao xa
Cách chơi: Tổ chức vào buổi tối. Người điều khiển đứng cách người chơi trên quãng đường đã biết trước chiều dài. Người điều khiển cầm đèn phin bấm sáng lên một lúc rồi tắt đi. Người chơi ước đạt xem từ chỗ mình đến đèn sáng là bao xa. Người điều khiển có thể bấm đèn nhiều lần và người chơi cũng ước đạt nhiều lần: ghi lần thứ nhất bao nhiêu mét, lần thứ nhì bao niêu mét… và ghi vào giấy nộp cho người điều khiển. Người chơi nào ước đạt xê xích trên dưới gần đúng với thực tế là thắng. Trò chơi cũng có thể chơi ban ngày, người điều khiển lấy cờ thay thế đèn pin.
3. Hành trình rước đuốc
Cách chơi: Phát cho mỗi đội chơi 1 bao diêm có 3 que và 3 cây nứa. Bố trí mỗi đội chơi đứng 1 phía, cách xa điểm tập trung làm “lửa trại” một khoảng cách bằng nhau, độ 50 m. Nghe lệnh còi “nổi lửa”, các đội chơi làm thế nào để nhóm đuốc lên sớm nhất và chạy theo một hàng dọc rước đuốc về nơi “lửa trại”. Có thể dùng đống đuốc đó châm vào đống củi đã sắp xếp sẵn để bắt đầu một đêm vui.
4. Cử chỉ điệu bộ
Cách chơi: Mỗi đội chơi lần lượt cử lên một người chơi lên vòng lửa đua tài với nhau. Người điều khiển yêu cầu mỗi người diễn tả cử chỉ, hành động, điệu bộ nào đó của một nhân vật nào đó. Ví dụ: Một cầu thủ đang đá bóng, một bác sĩ đang khám bệnh… Người chơi phải tìm ra cử chỉ, hành động, điệu bộ của nhân vật và diễn tả cho khán giả xem. Đội chơi nào diễn tả đúng nhất về nhân vật theo quy định sẽ chiến thắng (các đội chơi cùng cho điểm, người điều khiển tổng hợp).
5. Tiếng nói tri âm
Cách chơi: Người điều khiển đưa ra một câu nói nào đó (ví dụ: Buồn quá, sắp phải chia tay rồi!) yêu cầu người chơi của các đội chơi nói lại câu trên bằng một giọng khác như: giọng Bắc, Trung, Nam hoặc của người nông dân, bà buôn, công an… Người chơi làm sao phải diễn tả thật giống giọng nói, cách nói và điệu bộ của nhân vật… Khán giả quan sát và cho điểm.
6. Dạ hội hóa trang
Cách chơi: Mỗi đội được cung cấp một số vật dụng cần thiết như bìa cứng, báo, màu, hồ dán, kim băng… để làm mặt nạ lửa trại. Trong thời gian quy định phải hoàn thành xong. Đội chơi hoặc người chơi nào làm đẹp nhất sẽ có phần thưởng.
7. Đóng vai nhân vật
Các chơi: Một đội chơi ra ngoài vòng lửa để biểu diễn, các đội khác ngồi tại chỗ xem và cho điểm. Người điều khiển yêu cầu nhân vật nào thì toàn đội chơi biểu diễn những cử chỉ, hành động… của nhân vật đó thông qua đặc trưng nghề nghiệp của họ. Các đội chơi còn lại là khán giả quan sát, phán đoán nhân vật mà đội đó thực hiện ghi lên giấy đưa cho người điều khiển, đội chơi nào đoán trúng nhanh nhất là đội chiến thắng. Đáp án do người điều khiển ra và phải giữ bí mật, chỉ thông báo cho đội chơi biết mà thôi.
8. Điệu nhảy khó quên
Cách chơi: Mỗi đội chơi chọn một bài hát nhảy lửa, sau đó tự sáng tác điệu múa cho phù hợp và thi với nhau, đội chơi nào có ý tưởng sáng tạo, múa đều và đẹp sẽ là đội thắng.
9. Thời trang ánh lửa
Cách chơi: Mỗi đội chơi được phát một số dụng cụ cần thiết cho việc hóa trang. Sau đó, người điều khiển cho nhạc nổi lên các đội chơi cùng nhảy múa vui chơi. Đúng thời gian quy định nhạc (khoảng 10 – 15 phút), các đội chơi phải hóa trang bất kỳ một số nhân vật hoặc con vật theo chủ đề hay tự chọn tuỳ theo hướng dẫn của người điều khiển. Đội chơi nào làm đúng, đẹp, đủ… sẽ chiến thắng. Lưu ý: Nên có phần thuyết minh cho lôi cuốn, vui nhộn.
|
| | | | MỘT SỐ KỸ NĂNG TỔ CHỨC SINH HOẠT | |
|
Trang 1 trong tổng số 1 trang | |
Similar topics | |
|
| Permissions in this forum: | Bạn không có quyền trả lời bài viết
| |
| |
| |