Khi nhắc đến người lính, hơn thế nữa, người lính ở đảo Trường Sa, mỗi người trong chúng ta, không ai là không dậy lên tình yêu quê hương, đất nước, niềm thương mến những người chiến sĩ đang ngày đêm canh giữ biển trời Tổ Quốc. Trong trái tim của người Việt Nam, Trường Sa là hình ảnh về Tổ Quốc rất thiêng liêng mà cũng rất là cụ thể.
Đến với Trường Sa – Bằng nhiều cách, đó là tình cảm, là trách nhiệm của mỗi người. Để tình cảm đó được vun bồi, xây đắp ngày càng sâu sắc, chúng ta hãy đến và hiểu tấm lòng, suy nghĩ, tình cảm của những người lính đảo Trường Sa qua những dòng thơ mộc mạc, được thể hiện trên những tờ báo tường, với nhiều góc độ tình cảm sâu lắng chân tình của người lính.
Cái tiếu lâm, khôi hài đậm chất lạc quan của tinh thần người chiến sĩ không bao giờ thiếu trong thơ của người lính đảo Trường Sa:
“Có chàng lính trẻ về quê
Mải vui quá chén lộn đê với giường”.
Lại đùa rất có duyên và chỉ có lính đảo mới đùa vui được như thế:
“Đừng cười lính đảo nặng tai
Đừng chê lính đảo tóc dài đỏ hoe
Đừng cười mắt lính tròn xoe
Nhìn em đăm đắm chẳng e ngại gì”.
Đôi khi trong những tứ thơ, câu thơ hài hước lại hàm chứa trong đó những ước mơ cháy bỏng, không thể nói thành lời, chỉ thể hiện thoang thoảng như hơi sương biển chiều xanh thẳm:
“Cuối năm chưa được phép về
Chao ôi! lính đảo nhớ quê quá chừng
Con trai đâu dám rưng rưng
Chỉ nghe bụng dạ lừng chừng vậy thô !”
Người lính thường nặng tình cảm và ước mơ; có những ước mơ thật dung dị bình thường:
“Ước ao một bát canh thường
Dù cây rau dại bên đường vẫn ngon”.
Hay:
“ Một chút nhớ luôn càng thêm nhớ
Chút dở dang từ bài thơ dang dở
Làm hành trang thanh thản lên đường”
Nói như thế là nhớ, là thương ghê gớm lắm đó bạn ơi!
Đời người lính đảo chông chênh giữa biển khơi, tháng ngày quen với nắng, mưa, gió cát. Quanh năm nghe tiến sóng vổ bốn bề:
“Quen rồi nhà giữa biển khơi
Cũng lam khói cũng mồng tơi xanh rờn
Vui vầy đoàn tụ nhiều quê
Vu vơ gió với bốn bề biển khơi”.
Cảm xúc nhiều nhất trong thơ của người lính đảo là nỗi nhớ quê hương, gia đình, người yêu, trong đó sâu lắng nhất là những nỗi nhớ về mẹ, về mùa xuân:
“ Con xa rồi giờ mình mẹ quạnh hiu
Thổi cơm mẹ vẫn dành phần con trong đó
Con ước mơ thành cánh cò bé nhỏ
Để tìm về vòng tay mẹ chở che”.
Có tờ báo tường lấy chủ đề Quyết Thắng, với những bài thơ, câu thơ thật hay, thật xúc động:
“Mẹ ơi xuân lại đến rồi
Con nhớ thương mẹ bồi hồi không yên
Trường Sa gắn với đất liền
Lòng con gắn với một miền quê xa
Mùa xuân trên đảo nhớ nhà
Giao thừa sum họp đã là xuân sang”.
Trong những câu thơ như thế, chứa đựng biết bao là hoài mong, thương nhớ. Và chính mùa xuân làm cho người ta nhớ nhiều hơn cả. Bởi vì mùa xuân cũng là hiện thân của mùa sum họp, đoàn tụ.
Thơ của lính lúc nào cũng chân thực. Trong sự chân thực đó ánh lên ồn ào, sôi nổi, tếu táo. Ơ đây chỉ có thơ và chỉ qua thơ, ta mới thấy cuộc sống của lính đảo “ thật” đến nao lòng:
“Đời lính sống ở đảo xa sóng gió
Ngày sinh nhật chỉ xin một xô nước
Khao đồng đội một bữa tiệc gội đầu”.
Để có một xô nước làm quà sinh nhật đồng đội, người chiến sĩ phải tần tảo, chịu thương chịu khó hứng nước mưa bao nhiêu buổi, cũng chắt chiu, gom góp để làm quà cho đồng đội, gọi là khao ngày sinh nhật! Thật là cảm động xiết bao!
Có thể nói rằng, giữa thời bình, ở hậu phương, chúng ta hàng ngày đọc được rất nhiều thơ, những lời thơ tình bóng gió, những câu thơ đôi khi sáo mòn, không có cảm xúc thật. Đến với thơ của lính đảo Trường Sa, lòng ta bỗng chùng xuống, cảm động dâng trào. Qua thơ của người lính đảo, ta thấy được những tâm hồn, những câu thơ sóng sánh chất hiện thực, đọc lên xúc cảm vô cùng:
“Giá như có nụ cười con gái
Đảo ít mơ bóng dáng những con tàu
Biển chẳng phải rì rầm sớm tối
Toàn những điều mơ ước không đâu”.
Có những câu thơ đậm đặc chất thơ mà chỉ có cảm xúc thật sự với hiện thật sâu lắng đầy mỹ cảm, mới làm cho người lính và hồn thơ quyện chặt với không gian thời gian và khoảnh khắc ấy thì chỉ có người lính biển gác đêm trên đảo mới có được:
“Gác đêm trời vắng trăng huyền
Đại dương không ngủ man miên sóng trào
Bỗng trời nổi trận mưa rào
Bầy chim lạnh cánh náu vào chòi canh”.
Nhớ chiến sĩ ở đảo xa, lòng người hậu phương se nặng, thương một chút gió, thương một cành hoa và thương nhiều người chốn xa chắc tay súng giữ cho bình yên Tổ quốc !
Khi nhắc đến người lính, hơn thế nữa, người lính ở đảo Trường Sa, mỗi người trong chúng ta, không ai là không dậy lên tình yêu quê hương, đất nước, niềm thương mến những người chiến sĩ đang ngày đêm canh giữ biển trời Tổ Quốc. Trong trái tim của người Việt Nam, Trường Sa là hình ảnh về Tổ Quốc rất thiêng liêng mà cũng rất là cụ thể.
Đến với Trường Sa – Bằng nhiều cách, đó là tình cảm, là trách nhiệm của mỗi người. Để tình cảm đó được vun bồi, xây đắp ngày càng sâu sắc, chúng ta hãy đến và hiểu tấm lòng, suy nghĩ, tình cảm của những người lính đảo Trường Sa qua những dòng thơ mộc mạc, được thể hiện trên những tờ báo tường, với nhiều góc độ tình cảm sâu lắng chân tình của người lính.
Cái tiếu lâm, khôi hài đậm chất lạc quan của tinh thần người chiến sĩ không bao giờ thiếu trong thơ của người lính đảo Trường Sa:
“Có chàng lính trẻ về quê
Mải vui quá chén lộn đê với giường”.
Lại đùa rất có duyên và chỉ có lính đảo mới đùa vui được như thế:
“Đừng cười lính đảo nặng tai
Đừng chê lính đảo tóc dài đỏ hoe
Đừng cười mắt lính tròn xoe
Nhìn em đăm đắm chẳng e ngại gì”.
Đôi khi trong những tứ thơ, câu thơ hài hước lại hàm chứa trong đó những ước mơ cháy bỏng, không thể nói thành lời, chỉ thể hiện thoang thoảng như hơi sương biển chiều xanh thẳm:
“Cuối năm chưa được phép về
Chao ôi! lính đảo nhớ quê quá chừng
Con trai đâu dám rưng rưng
Chỉ nghe bụng dạ lừng chừng vậy thô !”
Người lính thường nặng tình cảm và ước mơ; có những ước mơ thật dung dị bình thường:
“Ước ao một bát canh thường
Dù cây rau dại bên đường vẫn ngon”.
Hay:
“ Một chút nhớ luôn càng thêm nhớ
Chút dở dang từ bài thơ dang dở
Làm hành trang thanh thản lên đường”
Nói như thế là nhớ, là thương ghê gớm lắm đó bạn ơi!
Đời người lính đảo chông chênh giữa biển khơi, tháng ngày quen với nắng, mưa, gió cát. Quanh năm nghe tiến sóng vổ bốn bề:
“Quen rồi nhà giữa biển khơi
Cũng lam khói cũng mồng tơi xanh rờn
Vui vầy đoàn tụ nhiều quê
Vu vơ gió với bốn bề biển khơi”.
Cảm xúc nhiều nhất trong thơ của người lính đảo là nỗi nhớ quê hương, gia đình, người yêu, trong đó sâu lắng nhất là những nỗi nhớ về mẹ, về mùa xuân:
“ Con xa rồi giờ mình mẹ quạnh hiu
Thổi cơm mẹ vẫn dành phần con trong đó
Con ước mơ thành cánh cò bé nhỏ
Để tìm về vòng tay mẹ chở che”.
Có tờ báo tường lấy chủ đề Quyết Thắng, với những bài thơ, câu thơ thật hay, thật xúc động:
“Mẹ ơi xuân lại đến rồi
Con nhớ thương mẹ bồi hồi không yên
Trường Sa gắn với đất liền
Lòng con gắn với một miền quê xa
Mùa xuân trên đảo nhớ nhà
Giao thừa sum họp đã là xuân sang”.
Trong những câu thơ như thế, chứa đựng biết bao là hoài mong, thương nhớ. Và chính mùa xuân làm cho người ta nhớ nhiều hơn cả. Bởi vì mùa xuân cũng là hiện thân của mùa sum họp, đoàn tụ.
Thơ của lính lúc nào cũng chân thực. Trong sự chân thực đó ánh lên ồn ào, sôi nổi, tếu táo. Ơ đây chỉ có thơ và chỉ qua thơ, ta mới thấy cuộc sống của lính đảo “ thật” đến nao lòng:
“Đời lính sống ở đảo xa sóng gió
Ngày sinh nhật chỉ xin một xô nước
Khao đồng đội một bữa tiệc gội đầu”.
Để có một xô nước làm quà sinh nhật đồng đội, người chiến sĩ phải tần tảo, chịu thương chịu khó hứng nước mưa bao nhiêu buổi, cũng chắt chiu, gom góp để làm quà cho đồng đội, gọi là khao ngày sinh nhật! Thật là cảm động xiết bao!
Có thể nói rằng, giữa thời bình, ở hậu phương, chúng ta hàng ngày đọc được rất nhiều thơ, những lời thơ tình bóng gió, những câu thơ đôi khi sáo mòn, không có cảm xúc thật. Đến với thơ của lính đảo Trường Sa, lòng ta bỗng chùng xuống, cảm động dâng trào. Qua thơ của người lính đảo, ta thấy được những tâm hồn, những câu thơ sóng sánh chất hiện thực, đọc lên xúc cảm vô cùng:
“Giá như có nụ cười con gái
Đảo ít mơ bóng dáng những con tàu
Biển chẳng phải rì rầm sớm tối
Toàn những điều mơ ước không đâu”.
Có những câu thơ đậm đặc chất thơ mà chỉ có cảm xúc thật sự với hiện thật sâu lắng đầy mỹ cảm, mới làm cho người lính và hồn thơ quyện chặt với không gian thời gian và khoảnh khắc ấy thì chỉ có người lính biển gác đêm trên đảo mới có được:
“Gác đêm trời vắng trăng huyền
Đại dương không ngủ man miên sóng trào
Bỗng trời nổi trận mưa rào
Bầy chim lạnh cánh náu vào chòi canh”.
Nhớ chiến sĩ ở đảo xa, lòng người hậu phương se nặng, thương một chút gió, thương một cành hoa và thương nhiều người chốn xa chắc tay súng giữ cho bình yên Tổ quốc !
Lính đảo Trường Sa - ảnh minh họa