Chi Hội Mây Trắng

---Wellcome May Trang Club---
 
Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập
Tự cổ anh hùng thường cô độc - giang hồ tiếu tình ta tự tại
Muôn dòng suối lệ ngàn cung nhớ - Hai chữ tương tư triệu khúc sầu
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu
Latest topics
» Ý Nghĩa Của Màu Sắc
QUỐC HỘI VIỆT NAM QUA CÁC THỜI KỲ Empty25/3/2014, 19:50 by akiracar

» thế gới lại mất di một tướng tài
QUỐC HỘI VIỆT NAM QUA CÁC THỜI KỲ Empty5/10/2013, 08:32 by keywin

» Tập thể dục với xe đạp tiện lợi và khỏe
QUỐC HỘI VIỆT NAM QUA CÁC THỜI KỲ Empty20/9/2013, 07:19 by keywin

» CON NGƯỜI BỘC PHÁT Ở ĐIỂM NÀO!
QUỐC HỘI VIỆT NAM QUA CÁC THỜI KỲ Empty25/8/2013, 00:12 by np_nick_tinh

» Ý nghĩa của cuộc sống
QUỐC HỘI VIỆT NAM QUA CÁC THỜI KỲ Empty20/7/2013, 10:40 by akiracar

» "Hạnh phúc là tận tâm cho một bổn phận hay một ước nguyện"
QUỐC HỘI VIỆT NAM QUA CÁC THỜI KỲ Empty20/5/2013, 21:16 by conang_vuitinh_chinhlatoi

» gui~ lời chào các ban minh mới trở lại
QUỐC HỘI VIỆT NAM QUA CÁC THỜI KỲ Empty20/5/2013, 21:06 by conang_vuitinh_chinhlatoi

» 5 KỸ NĂNG XIN VIỆC LÀM
QUỐC HỘI VIỆT NAM QUA CÁC THỜI KỲ Empty20/5/2013, 20:52 by conang_vuitinh_chinhlatoi

» Những kiểu vẫy đuôi cung cấp thông tin gì về trạng thái cảm xúc của chó
QUỐC HỘI VIỆT NAM QUA CÁC THỜI KỲ Empty3/4/2013, 09:20 by keywin

» bạn để lại gì cho cuộc sống?
QUỐC HỘI VIỆT NAM QUA CÁC THỜI KỲ Empty3/4/2013, 09:07 by keywin

» hãy nói lời cảm ơn...
QUỐC HỘI VIỆT NAM QUA CÁC THỜI KỲ Empty3/4/2013, 09:00 by keywin

» những người bạn mãi mãi
QUỐC HỘI VIỆT NAM QUA CÁC THỜI KỲ Empty3/4/2013, 08:57 by keywin

» im lặng, thở và mỉm cười
QUỐC HỘI VIỆT NAM QUA CÁC THỜI KỲ Empty3/4/2013, 08:53 by keywin

» NHỮNG ÔNG CHỒNG TỘI NGIỆP
QUỐC HỘI VIỆT NAM QUA CÁC THỜI KỲ Empty7/3/2013, 08:58 by keywin

» Món Quà Cuối
QUỐC HỘI VIỆT NAM QUA CÁC THỜI KỲ Empty3/2/2013, 10:55 by np_nick_tinh

» HỌC MÚA NHÉ!
QUỐC HỘI VIỆT NAM QUA CÁC THỜI KỲ Empty7/1/2013, 19:05 by ngocphu

»  TRUYỀN THUYẾT HOA TULIP
QUỐC HỘI VIỆT NAM QUA CÁC THỜI KỲ Empty27/12/2012, 13:54 by ngocphuong

»  TRY KỈ-+++
QUỐC HỘI VIỆT NAM QUA CÁC THỜI KỲ Empty16/12/2012, 19:00 by banhmivasua_sweetgirl

» Bế mạc Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ X
QUỐC HỘI VIỆT NAM QUA CÁC THỜI KỲ Empty15/12/2012, 19:40 by keywin

» Khánh thành Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc
QUỐC HỘI VIỆT NAM QUA CÁC THỜI KỲ Empty15/12/2012, 19:37 by keywin

Most Viewed Topics
ý nghĩa của những ngôi sao
Tại sao thanh niên nên phấn đấu để trở thành đoàn viên ?
Những cách phối màu quần áo thú vị cho nam và nữ!!!!!!!!!!!
Game [ Nông Trại Vui Vẻ 2 ]
cách phối đồ cho nam nè!!! mặc đẹp basss phố với bạn gái nhe!!!!!!!
Những "Hạt sạn" trên nền điền ảnh Trung Hoa
NGÀY TRUYỀN THỐNG,HUY HIỆU HỘI, HỘI CA VÀ LỜI HỨA CỦA HỘI
Ý nghĩa những món quà trong tình yêu
Những tin nhắn hay và ý nghĩa!
DANH SÁCH CÁC BỘ TRƯỞNG CỦA VIỆT NAM

Share
 

 QUỐC HỘI VIỆT NAM QUA CÁC THỜI KỲ

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
keywin
Thiếu Tá
Thiếu Tá
keywin

Cảnh Cáo Cảnh Cáo :
QUỐC HỘI VIỆT NAM QUA CÁC THỜI KỲ Left_bar_bleue0 / 5000 / 500QUỐC HỘI VIỆT NAM QUA CÁC THỜI KỲ Right_bar_bleue

Posts Posts : 137
Points Points : 404
Thanked Thanked : 12
Gia Nhập ngày Gia Nhập ngày : 10/10/2011
Tuổi Tuổi : 35
Đến từ Đến từ : Phú Quốc - Kiên Giang

Tài Sản
Pháp Bảo:
Linh Thú:

QUỐC HỘI VIỆT NAM QUA CÁC THỜI KỲ Empty
Bài gửiTiêu đề: QUỐC HỘI VIỆT NAM QUA CÁC THỜI KỲ   QUỐC HỘI VIỆT NAM QUA CÁC THỜI KỲ Empty29/3/2012, 10:53

Quốc hội khóa I (1946-1960)

- Bầu cử ngày 6/1/1946

- Tổng số đại biểu: 403

Quốc hội khóa I là Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam độc lập, là mốc đánh dấu bước phát triển nhảy vọt về thể chế dân chủ của nước Việt Nam mới.



Ngày 2/3/1946, Quốc hội khoá I, kỳ họp thứ nhất thành lập Chính phủ Liên
hiệp kháng chiến do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch



Quốc hội ra đời trong hoàn cảnh cuộc đấu tranh quyết liệt giành và bảo vệ nền độc lập tự do của Tổ quốc. Sự ra đời của Quốc hội vừa là thành quả vừa là yêu cầu bức thiết của sự nghiệp đấu tranh cách mạng. Quốc hội khóa I là Quốc hội của độc lập dân tộc, của thống nhất đất nước và của đại đoàn kết toàn dân.

Trong điều kiện cả nước vừa phải hoàn thành cách mạng giải phóng dân tộc vừa phải từng bước thực hiện cải cách dân chủ, Quốc hội khóa I đã góp phần quan trọng vào cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp, với chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy, đưa miền Bắc bước vào thời kỳ xây dựng Chủ nghĩa xã hội, tiếp tục đấu tranh giải phóng miền Nam, tiến tới thống nhất đất nước.

Quốc hội đã thông qua danh sách Chính phủ đầu tiên của Nhà nước Việt Nam độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu, thông qua hai bản Hiến pháp của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, trong đó có bản Hiến pháp năm 1946 - bản Hiến pháp đầu tiên mở ra tiến trình xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

Nhiệm kỳ hoạt động của Quốc hội khóa I kéo dài từ tháng 1/1946 đến tháng 5/1960, là do trong điều kiện đấu tranh cách mạng (kháng chiến chống Pháp, đấu tranh chống Mỹ và ngụy quyền Sài Gòn), đất nước bị chia cắt, nên không thể tổ chức được một cuộc bầu cử trên cả nước để bầu Quốc hội khóa mới.

Quốc hội khóa II (1960-1964)

- Bầu cử ngày 8/5/1960

- Tổng số đại biểu: 453, trong đó có 91 đại biểu miền Nam lưu nhiệm

Kỳ họp thứ nhất: Họp từ ngày 6-15/7/1960, tại Hà Nội, đã bầu:

Chủ tịch nước: Hồ Chí Minh
Phó Chủ tịch nước: Tôn Ðức Thắng
Uỷ ban Thường vụ Quốc hội: 21 thành viên chính thức và 5 thành viên dự khuyết; Chủ tịch Quốc hội: Trường Chinh.
Hội đồng Chính phủ; Thủ tướng: Phạm Văn Ðồng
Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao: Hoàng Quốc Việt.
Chánh án Toà án Nhân dân Tối cao: Phạm Văn Bạch.


Quốc hội khoá II, kỳ họp thứ nhất đã bầu Hồ Chí Minh giữ chức Chủ tịch nước.
Chủ tịch Hồ Chí Minh phát biểu cảm ơn Quốc hội và đồng bào cả nước đã tin cậy giao trọng trách cho Người



Quốc hội khóa II là Quốc hội hoạt động hoàn toàn trong thời kỳ đất nước bị chia cắt, dưới sự lãnh đạo của Đảng Lao động Việt Nam (Đảng Cộng sản Việt Nam ngày nay), nhân dân Việt Nam thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược là hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc và tiến hành sự nghiệp xây dựng xã hội mới Xã hội chủ nghĩa: miền Bắc bắt đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội và cùng miền Nam tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Hoạt động của Quốc hội khóa II đã đóng góp quan trọng vào việc hoàn thành nhiệm vụ xây dựng và khôi phục kinh tế ở miền Bắc, đẩy mạnh cuộc đấu tranh giải phóng ở miền Nam; đã thực thi những chính sách về dân chủ, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân trong điều kiện cực kỳ khó khăn; góp phần bảo đảm hiệu lực và hiệu quả của chính quyền Nhà nước trong sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, giải phóng đất nước ở miền Nam và đấu tranh thống nhất Tổ quốc.

Quốc hội khóa III (1964-1971)

- Bầu cử ngày 26/4/1964

- Tổng số đại biểu: 453, trong đó có 87 đại biểu lưu nhiệm

Kỳ họp thứ nhất: Họp từ ngày 25/6-3/7/1964, tại Hà Nội, đã bầu:

Chủ tịch nước: Hồ Chí Minh
Phó Chủ tịch nước: Tôn Ðức Thắng.
Uỷ ban Thường vụ Quốc hội: 23 thành viên chính thức và 3 thành viên dự khuyết;
Chủ tịch Quốc hội: Trường Chinh.
Hội đồng Chính phủ: Thủ tướng Phạm Văn Ðồng.
Các Uỷ ban Thường trực của Quốc hội: Uỷ ban dự án pháp luật; Uỷ ban kế hoạch và ngân sách; Uỷ ban dân tộc; Uỷ ban thống nhất; Uỷ ban văn hoá và xã hội.


Các hòm phiếu lưu động được chuyển tới tận các bệnh viện để bệnh nhân bỏ
phiếu. Trong ảnh: Bệnh nhân bỏ phiếu tại một bệnh viện ở Hà Nội



Quốc hội khóa III, được tổ chức theo Hiến pháp năm 1960, là Quốc hội của thời kỳ đất nước thực hiện cả hai chiến lược cách mạng, thời kỳ chống Mỹ cứu nước “tất cả cho tiền tuyến, tất cả để thắng giặc Mỹ xâm lược”. Miền Bắc tiến hành công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội; miền Nam đẩy mạnh cuộc đấu tranh giải phóng. Cao trào thi đua yêu nước dâng lên mạnh mẽ chưa từng có.

Hoạt động Quốc hội đã đóng góp quan trọng vào việc hoàn thành nhiệm vụ khôi phục và xây dựng kinh tế ở miền Bắc, đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống Mỹ cứu nước ở miền Nam.

Quốc hội đã có những quyết sách phù hợp về dân chủ, quan tâm đến lợi ích nhiều mặt, hàng ngày của mọi tầng lớp nhân dân; góp phần bảo đảm hiệu lực và hiệu quả của chính quyền Nhà nước trong sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và giải phóng miền Nam, tiến tới thống nhất đất nước.

Nhiệm kỳ của Quốc hội khóa III kéo dài từ tháng 6-1964 đến tháng 6-1971 là do hoàn cảnh có chiến tranh diễn ra trên phạm vi cả nước.

Quốc hội khóa IV (1971-1975)

- Bầu cử ngày: 11/4/1971

- Tổng số đại biểu: 420

Kỳ họp thứ nhất: Họp từ ngày 6-10/6/1971, tại Hà Nội, đã bầu:

Chủ tịch nước: Tôn Ðức Thắng.
Phó Chủ tịch nước: Nguyễn Lương Bằng.
Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, gồm 24 thành viên chính thức và 3 thành viên dự khuyết; Chủ tịch Quốc hội: Trường Chinh.
Hội đồng Chính phủ; Thủ tướng: Phạm Văn Ðồng.
Các Uỷ ban Thường trực của Quốc hội: Uỷ ban dự toán pháp luật; Uỷ ban kế hoạch và ngân sách; Uỷ ban thống nhất; Uỷ ban dân tộc; Uỷ ban văn hoá và xã hội.


Từ 4 đến 9/2/1974, Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà khoá IV đã tiến hành kỳ họp thứ 4. Trong ảnh: Chủ tịch Uỷ ban Thường vụ Quốc hội Trường Chinh khai mạc kỳ họp



Quốc hội khóa IV đã tiếp tục động viên quân và dân thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược cách mạng; ở miền Nam tăng cường đấu tranh giải phóng dân tộc, ở miền Bắc kiên trì bảo vệ và xây dựng Chủ nghĩa xã hội, đánh thắng chiến tranh phá hoại của địch, động viên sức người sức của cho tiền tuyến lớn đánh thắng đế quốc Mỹ xâm lược và bè lũ tay sai. Sau khi Hiệp định Pa-ri về Việt Nam được ký kết, Quốc hội đã thông qua những biện pháp đấu tranh để bảo đảm thi hành nghiêm chỉnh Hiệp định.

Quốc hội đã quyết định những vấn đề quan trọng của Nhà nước nhằm nhanh chóng khắc phục hậu quả của chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế, phát triển văn hóa, ổn định đời sống nhân dân, củng cố quốc phòng; tiếp tục sự nghiệp xây dựng cơ sở vật chất và kỹ thuật của Chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, cùng đồng bào miền Nam hoàn thành thắng lợi sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Quốc hội khóa IV là Quốc hội chiến thắng giặc Mỹ xâm lược, kiên trì và tiếp tục xây dựng Chủ nghĩa xã hội, là Quốc hội khôi phục kinh tế, hàn gắn những vết thương chiến tranh, chuẩn bị đưa đất nước tiến vào thời kỳ mới.

Quốc hội khóa V (1975-1976)

- Bầu cử ngày 6/4/1975

- Tổng số đại biểu: 424

Kỳ họp thứ nhất: Họp từ ngày 3-6/6/1975, tại Hà Nội, đã bầu:

Chủ tịch nước: Tôn Ðức Thắng,
Phó Chủ tịch nước: Nguyễn Lương Bằng,
Uỷ ban Thường vụ Quốc hội gồm 19 thành viên chính thức và 3 thành viên dự khuyết.
Chủ tịch Quốc hội: Trường Chinh.
Thủ tướng Chính phủ: Phạm Văn Ðồng.
Quốc hội bầu các uỷ ban: Uỷ ban pháp luật; Uỷ ban kế hoạch và ngân sách; Uỷ ban dân tộc; Uỷ ban văn hoá và xã hội; Uỷ ban thống nhất; Uỷ ban đối ngoại.


Các đại biểu Quốc hội biểu quyết thông qua các nghị quyết của kỳ họp



Quốc hội khóa V được bầu trong không khí vui mừng, phấn khởi, đất nước sạch bóng quân xâm lược, nhân dân ta hoàn toàn làm chủ vận mệnh của mình.

Quốc hội khóa V bắt đầu nhiệm kỳ giữa lúc nhân dân ta bước vào một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên cả nước thống nhất tiến lên Chủ nghĩa xã hội. Quốc hội khóa V là Quốc hội đầu tiên của thời kỳ xây dựng đất nước “đàng hoàng hơn, to đẹp hơn” như mong muốn của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Quốc hội khóa V thể hiện đầy đủ bản chất là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của khối đại đoàn kết toàn dân mà nòng cốt là liên minh công nông. Quốc hội quyết định kế hoạch phát triển kinh tế, văn hóa, động viên nhân dân thi đua xây dựng đất nước, củng cố lực lượng quốc phòng.

Quốc hội nhất trí phê chuẩn kết quả của Hội nghị Hiệp thương chính trị thống nhất Tổ quốc, thể hiện ý chí mạnh mẽ, nguyện vọng thiết tha và sự nhất trí cao của toàn dân tộc về vấn đề thống nhất Tổ quốc trên cơ sở độc lập dân tộc và Chủ nghĩa xã hội.

Quốc hội quyết định kế hoạch Nhà nước năm 1976, năm thứ nhất của kế hoạch 5 năm lần thứ hai, mở đầu thời kỳ xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất và xã hội chủ nghĩa. Quốc hội khóa V là quốc hội ngắn nhất, từ tháng 4/1975-4/1976, vì đã rút ngắn nhiệm kỳ để tiến hành cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung của đất nước thống nhất.

Quốc hội khóa VI (1976-1981)

- Bầu cử ngày 25/4/1976

- Tổng số đại biểu: 492

Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội Khoá VI (Quốc hội chung cả nước): Họp từ ngày 24/6-3/7/1976, tại Hà Nội, đã bầu:

Chủ tịch nước: Tôn Ðức Thắng,
Phó Chủ tịch nước: Nguyễn Lương Bằng; Nguyễn Hữu Thọ.
Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, gồm 21 thành viên chính thức và 2 thành viên dự khuyết.
Chủ tịch Quốc hội: Trường Chinh.
Thủ tướng Chính phủ: Phạm Văn Ðồng.
Chánh án Toà án nhân dân tối cao: Phạm Văn Bạch,
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao: Trần Hữu Dực.
Quốc hội thành lập 6 Uỷ ban của Quốc hội: Uỷ ban kế hoạch và ngân sách; Uỷ ban dự án pháp luật; Uỷ ban dân tộc; Uỷ ban văn hoá và giáo dục; Uỷ ban y tế và xã hội; Uỷ ban đối ngoại.


Quang cảnh khai mạc kỳ họp thứ nhất, Quốc hội thống nhất của nước Việt Nam thống nhất (khoá VI) ngày 24/6/1976



Trong điều kiện đất nước thống nhất, sự kiện lịch sử có ý nghĩa trọng đại là tổ chức thành công cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung của cả nước - Quốc hội khóa VI. Quốc hội đã quyết định những vấn đề quan trọng hàng đầu trong thời kỳ phát triển mới của dân tộc; quyết định về đường lối, chính sách của Nhà nước Việt Nam thống nhất; quyết định xây dựng hiến pháp, về cơ cấu lãnh đạo của Nhà nước khi chưa có hiến pháp mới, bầu các cơ quan đó để điều hành công việc chung của cả nước.

Tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về tên nước, Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca và tổ chức Nhà nước khi chưa có Hiến pháp mới. Quốc hội quyết định đổi tên nước Viêt Nam Dân chủ Cộng hòa thành nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam; quyết định khóa Quốc hội được bầu trong cuộc Tổng tuyển cử ngày 25/4/1976 là Quốc hội khóa VI nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam; quyết định chính thức đặt tên thành phố Sài Gòn – Gia Định là Thành phố Hồ Chí Minh.

Sự ra đời của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam mở ra cho bước phát triển mới trong quá trình đi lên của đất nước. Quốc hội khóa VI đã có những đóng góp tích cực vào việc xây dựng hệ thống chính quyền mới ở miền Nam, xây dựng hệ thống pháp luật thống nhất bảo vệ chính quyền trong điều kiện hòa bình, xây dựng Chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn quốc.

Tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa VI đã thông qua Hiến pháp năm 1980.

Quốc hội khóa VII (1981-1987)

- Bầu cử ngày 26/4/1981.

- Tổng số đại biểu: 496.

Kỳ họp thứ nhất: Họp từ ngày 24/6-4/7/1981, tại Hà Nội, Quốc hội đã bầu Hội đồng Nhà nước, gồm 12 thành viên;

Chủ tịch Hội đồng Nhà nước: Trường Chinh.
Chủ tịch Quốc hội: Nguyễn Hữu Thọ.
Hội đồng Bộ trưởng; Chủ tịch: Phạm Văn Ðồng.
Chánh án Toà án nhân dân tối cao: Phạm Hưng.
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao: Trần Lê.
Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban cuả Quốc hội gồm: Uỷ ban Pháp luật; Uỷ ban Kinh tế, Kế hoạch và Ngân sách; Uỷ ban Văn hoá-Giáo dục; Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật; Uỷ ban Y tế và Xã hội; Uỷ ban Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng; Uỷ ban Ðối ngoại.


Đoàn đại biểu Hà Nội đến chào mừng kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khoá VII



Quốc hội khóa VII, được tổ chức và hoạt động trên cơ sở Hiến pháp năm 1980. Quốc hội đã phát huy vai trò cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nhân dân trong việc củng cố và hoàn thiện chế độ làm chủ tập thể; ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để cụ thể hóa Hiến pháp, từng bước xây dựng một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, tạo tiền đề để Nhà nước thực hiện quản lý mọi hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội theo đúng Hiến pháp và pháp luật.

Quốc hội đã thông qua một số Luật quan trọng như: Luật tổ chức Quốc hội và Hội đồng Nhà nước, Luật tổ chức Tòa án nhân dân. Quốc hội khóa VII, là Quốc hội của thời kỳ bắt đầu công cuộc đổi mới, đã đẩy mạnh công tác lập pháp, tăng cường công tác giám sát và việc quyết định các vấn đề quan trọng khác để đáp ứng yêu cầu đổi mới toàn diện đất nước. Xác định nguyên tắc, phương hướng xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng Xã hội chủ nghĩa.

Quốc hội khóa VIII (1987-1992)

- Bầu cử ngày 19/4/1987

- Tổng số đại biểu: 496

Kỳ họp thứ nhất: Họp từ ngày 17/6-22/6/1987, tại Hà Nội, Quốc hội đã bầu: Hội đồng Nhà nước, gồm 15 thành viên;

Chủ tịch Hội đồng Nhà nước: Võ Chí Công.
Chủ tịch Quốc hội: Lê Quang Ðạo.
Hội đồng Bộ trưởng; Chủ tịch: Phạm Hùng. (Ðỗ Mười, từ tháng 6/1988).
Chánh án Toà án nhân dân tối cao: Phạm Hưng. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao: Trần Quyết.
Hội đồng Dân tộc và 7 Uỷ ban Thường trực của Quốc hội gồm: Uỷ ban Pháp luật; Uỷ ban Kinh tế-Kế hoạch và Ngân sách; Uỷ ban Văn hoá và Giáo dục; Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật; Uỷ ban Y tế và Xã hội; Uỷ ban Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng; Uỷ ban Ðối ngoại.


Chiều ngày 22/6/1988, các đại biểu dự kỳ họp thứ 3 Quốc hội khoá VIII bỏ phiếu bầu Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng



Quốc hội khóa VIII được bầu ra và hoạt động trong giai đoạn bước ngoặt của đất nước, có trách nhiệm to lớn góp phần thực hiện công cuộc đổi mới. Hoạt động lập hiến của Quốc hội khóa VIII có nhiều thành tựu với 2 lần sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1980.

Tại kỳ họp lần thứ 11, tháng 4/1992, Quốc hội thông qua Hiến pháp năm 1992 - Hiến pháp của thời kỳ đổi mới, phù hợp với thực tế của đất nước và xu thế tiến bộ của thời đại trên cơ sở điều kiện, hoàn cảnh, đặc điểm của Việt Nam, đánh dấu sự trưởng thành về trình độ lập hiến của nước ta.

Quốc hội đã thực hiện sứ mệnh cao cả mở đường cho công cuộc đổi mới toàn diện ở nước ta về mặt Nhà nước. Tiến hành đồng bộ và có hiệu quả các hoạt động nhằm thực hiện chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ do Hiến pháp quy định: Lập hiến, lập pháp, giám sát, quyết định, các vấn đề trọng đại về quốc kế, dân sinh, về đối nội và đối ngoại, trong đó đặc biệt là hoạt động lập hiến và lập pháp.

Trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa VIII nước ta đã đạt được những thành tựu quan trọng: Kinh tế phát triển, văn hóa giáo dục đạt được nhiều kết quả tốt. Việc xây dựng và tăng cường Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân có bước phát triển mới; quan hệ đối ngoại được mở rộng; quốc phòng an ninh được củng cố.

Quốc hội khóa IX (1992-1997)

- Bầu cử ngày 19/7/1992

- Tổng số đại biểu: 395

Kỳ họp thứ nhất: Họp từ ngày 19/9-8/10/1992, tại Hà Nội, Quốc hội đã bầu:

Chủ tịch nước: Lê Ðức Anh,
Phó Chủ tịch nước: Nguyễn Thị Bình.
Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, gồm 13 thành viên;
Chủ tịch Quốc hội: Nông Ðức Mạnh.
Thủ tướng Chính phủ: Võ Văn Kiệt.
Chánh án Toà án Nhân dân Tối cao: Phạm Hưng.
Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao: Lê Thanh Ðạo.
Hội đồng Dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội: Uỷ ban Pháp luật; Uỷ ban Kinh tế và Ngân sách; Uỷ ban Quốc phòng và An ninh; Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, thiếu niên và nhi đồng; Uỷ ban về Các vấn đề xã hội; Uỷ ban Khoa học-Công nghệ và Môi trường; Uỷ ban Ðối ngoại.
Ðoàn Thư ký Kỳ họp Quốc hội; Trưởng Ðoàn Thư ký: Vũ Mão.


Ngày 8/10/1992, tại hội trường Ba Đình (Hà Nội) đã khai mạc trọng thể kỳ họp thứ nhất Quốc hội khoá IX



Quốc hội khóa IX được tổ chức và hoạt động trên cơ sở Hiến pháp năm 1992. Quốc hội khóa IX đã tiến hành đồng bộ và có hiệu quả các hoạt động nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ về lập pháp, về giám sát và về quyết định các vấn đề trọng đại của đất nước, bảo đảm cho công cuộc đổi mới đạt được những thành tựu to lớn, đưa đất nước bước vào thời kỳ phát triển mới.

Quốc hội khóa IX tiếp tục thể chế hóa cương lĩnh và chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội của Đảng được đề ra từ Đại hội Đảng lần thứ VI và được Đại hội Đảng lần thứ VII khẳng định, tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới sâu sắc và toàn diện.

Quốc hội đã phát huy vai trò của cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam thực sự của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.

Quốc hội khóa X (1997-2002)

- Bầu cử ngày 20/7/1997

- Tổng số đại biểu: 450

I. Kỳ họp thứ nhất: Họp từ ngày 18-29/9/1997, tại Hà Nội, Quốc hội đã bầu:

Chủ tịch nước: Trần Ðức Lương,
Phó Chủ tịch nước: Nguyễn Thị Bình.
Uỷ ban Thường vụ Quốc hội gồm 14 thành viên,
Chủ tịch Quốc hội: Nông Ðức Mạnh; (Chủ tịch Quốc hội: Nguyễn Văn An, được Quốc hội bầu ngày 27/6/2001 tại Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khoá X).
Thủ tướng Chính phủ: Phan Văn Khải.
Chánh án Toà án Nhân dân Tối cao: Trịnh Hồng Dương.
Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao: Hà Mạnh Trí.
Hội đồng Dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội: Uỷ ban Pháp luật; Uỷ ban Kinh tế và Ngân sách; Uỷ ban Quốc phòng và An ninh; Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng; Uỷ ban Các vấn đề xã hội; Uỷ ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường; Uỷ ban Ðối ngoại.
Ðoàn Thư ký kỳ họp Quốc hội; Trưởng Ðoàn Thư ký: Vũ Mão
Quốc hội khóa X là Quốc hội của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Quốc hội khóa X có trọng trách tiếp tục thể chế hóa cương lĩnh và chiến lược của Đảng; cụ thể hóa đường lối chính sách mà Đại hội Đảng lần thứ VIII và lần thứ IX đề ra.

Trong 5 năm, Quốc hội khóa X tiếp tục xây dựng và hoàn thiện tổ chức của Quốc hội và đổi mới hoạt động lập pháp: Phân định phạm vi thẩm quyền lập pháp của Quốc hội, lập và quyết định chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, đổi mới thủ tục, trình tự ban hành văn bản quy phạm pháp luật, góp phần tích cực thực hiện thắng lợi các Nghị quyết Đại hội lần thứ VIII và Đại hội lần thứ IX của Đảng, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Các luật, pháp lệnh Quốc hội thông qua đều đáp ứng yêu cầu thực tiễn, tạo cơ sở pháp lý cho việc giải quyết vấn đề bức xúc của cuộc sống và công cuộc phát triển của đất nước, đảm bảo tính đồng bộ, hợp hiến, hợp pháp. Quốc hội đã chú trọng xây dựng và ban hành các luật, pháp lệnh về lĩnh vực kinh tế, tạo hành lang pháp lý thúc đẩy sự phát triển của các thành phần kinh tế.

Quốc hội khóa X tiến hành giám sát khá toàn diện việc thực hiện các luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội về nhiệm vụ 5 năm, nhiệm vụ hàng năm và nhiều vấn đề quan trọng khác: Quốc hội đã thực hiện hình thức giám sát đi sâu khảo sát theo chuyên đề; kết hợp giữa việc giám sát tại kỳ họp với các hoạt động giám sát trong thời gian giữa hai kỳ họp Quốc hội; giữa việc nghe báo cáo với việc cử đoàn đi địa phương, cơ sở làm việc với các Bộ, ngành, tổng công ty, nên hiệu quả hoạt động giám sát từng bước được nâng lên.

Quốc hội đã xem xét, quyết định những chính sách cơ bản về đối nội, đối ngoại, nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh của đất nước những nguyên tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước, về quan hệ xã hội và các hoạt động khác của công dân; dự toán ngân sách và phê chuẩn quyết toán ngân sách Nhà nước.

Quốc hội khóa X đã đóng góp vào thành tựu của công cuộc đổi mới, góp phần đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nhất là trong việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ lập pháp, giám sát và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước; thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Quốc hội khóa XI (2002-2007)

- Bầu cử ngày 19/5/2002

- Tổng số đại biểu: 498

II. Kỳ họp thứ nhất: Họp từ ngày 19/7-12/8/2002, tại Hà Nội, Quốc hội đã bầu:

Chủ tịch nước: Trần Ðức Lương,

Phó Chủ tịch nước: Trương Thị Mỹ Hoa.

Uỷ ban Thường vụ Quốc hội gồm 13 thành viên.

Chủ tịch Quốc hội: Nguyễn Văn An; (Chủ tịch Quốc hội: Nguyễn Phú Trọng, được Quốc hội bầu ngày 26/6/2006 tại Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khoá XI).

Thủ tướng Chính phủ: Phan Văn Khải.

Chánh án Toà án nhân dân tối cao: Nguyễn Văn Hiện.

Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao: Hà Mạnh Trí.

Hội đồng Dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội: Uỷ ban Pháp luật; Uỷ ban Kinh tế và Ngân sách; Uỷ ban Quốc phòng và An ninh; Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng; Uỷ ban Các vấn đề xã hội; Uỷ ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường; Uỷ ban Ðối ngoại.

Ðoàn Thư ký kỳ họp Quốc hội gồm 11 người; Trưởng đoàn thư ký: Bùi Ngọc Thanh



Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An phát biểu tại kỳ họp



Quốc hội khóa XI là Quốc hội đầu tiên trong thiên niên kỷ mới. Nhiệm kỳ Quốc hội khóa XI diễn ra trong bối cảnh công cuộc đổi mới đất nước được triển khai toàn diện, mạnh mẽ nhằm thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Nhiệm kỳ Quốc hội khóa XI đã để lại dấu ấn đậm nét về hoạt động lập pháp với sự tiến bộ cả về chất lượng và số lượng các dự án luật thông qua. Giám sát tối cao các hoạt động của Nhà nước có hiệu lực và hiệu quả hơn; quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước ngày càng chính xác và thực chất hơn.

Quốc hội khóa XII (2007-2011)

- Bầu cử ngày 20/5/2007

- Tổng số đại biểu: 493

Kỳ họp thứ nhất Quốc hội khoá XII diễn ra từ ngày 19/7-4/8/2007, tại hội trường Ba Đình, Hà Nội. Nhiệm vụ trọng tâm của kỳ họp này là Quốc hội xem xét, quyết định cơ cấu tổ chức, bầu và phê chuẩn nhân sự cấp cao của các cơ quan nhà nước trong suốt nhiệm kỳ.

Đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch Quốc hội khóa XI đã được Uỷ ban thường vụ Quốc hội khóa XI giới thiệu ứng cử và đã được Quốc hội bầu giữ chức Chủ tịch Quốc hội khoá XII.

Quốc hội đã bầu 4 Phó Chủ tịch Quốc hội gồm các đồng chí: Tòng Thị Phóng, Nguyễn Đức Kiên, Uông Chu Lưu và Huỳnh Ngọc Sơn.

Đồng chí Nguyễn Minh Triết, Chủ tịch nước đương nhiệm được Ủy ban thường vụ Quốc hội khóa XII giới thiệu ứng cử và đã được Quốc hội bầu giữ chức Chủ tịch nước.

Trên cơ sở Tờ trình của Chủ tịch nước, Quốc hội đã bầu: đồng chí Nguyễn Thị Doan làm Phó Chủ tịch nước, đồng chí Nguyễn Tấn Dũng làm Thủ tướng Chính phủ; đồng chí Trương Hoà Bình làm Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; đồng chí Trần Quốc Vượng làm Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.






Quốc hội khóa XII đã kế thừa, phát huy những thành quả, bài học kinh nghiệm của Quốc hội các khóa trước, nêu cao tinh thần trách nhiệm, đoàn kết, tiếp tục đổi mới toàn diện và mạnh mẽ cả về tổ chức và phương thức hoạt động.

Nét đổi mới nổi bật của nhiệm kỳ Quốc hội khoá XII là không khí thảo luận, tranh luận tại diễn đàn Quốc hội thực sự dân chủ và thẳng thắn. Quốc hội khoá XII cũng đã tạo dựng được những cơ chế mới, tạo điều kiện để đại biểu Quốc hội tham gia tốt hơn vào hoạt động của Quốc hội.

Nhiều đại biểu Quốc hội đã để lại dấu ấn nghị trường bằng những cơ sở khoa học, lập luận chặt chẽ, sắc bén với quan điểm lập trường táo bạo.

Quốc hội khóa XII cũng đã thể hiện rất tốt về vai trò, chức năng, nhiệm vụ của mình trên cả 3 lĩnh vực: Lập pháp, giám sát và quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước. Từ đó đã để lại trong lòng cử tri những ấn tượng rất sâu sắc.

Trong hoạt động nhiệm kỳ vừa qua, dù có 4 năm nhưng Quốc hội càng ngày càng đổi mới, dân chủ, hiệu quả và tạo được niềm tin ở người dân. Trong xây dựng pháp luật giám sát và quyết định các vấn đề quan trọng, cử tri luôn ấn tượng với các quyết định của Quốc hội như chủ trương mở rộng Thủ đô Hà Nội, quyết định chưa thông qua dự án xây dựng đường sắt cao tốc...

Với nhiệm kỳ 4 năm, Quốc hội đã thông qua được 68 luật, 12 nghị quyết. Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua 13 Pháp lệnh và 7 Nghị quyết. Công tác lập pháp tiếp tục có những bước tiến, đổi mới quy trình, đảm bảo cả chất lượng và số lượng.

Việc giám sát theo chuyên đề, chất vấn theo nhóm vấn đề đã có tác động tích cực đến cuộc sống, những vấn đề đặt ra được giải quyết thấu đáo hơn. Lần đầu tiên Hội đồng dân tộc và một số Ủy ban tổ chức điều trần. Đây cũng là một phương thức hoạt động mới được các chuyên gia đánh giá cao, nhất là khi mà thời gian dành cho chất vấn tại mỗi kỳ họp không nhiều, trong khi bao nhiêu vấn đề nóng trong cuộc sống được đặt ra.

Quốc hội khóa XIII (2011-2016)

Ngày 22/5/2011, công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII sẽ diễn ra trên toàn quốc. Riêng các đảo thuộc huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa, công tác bầu cử sẽ diễn ra từ ngày 15/5, tức sớm hơn 7 ngày. Còn tại các nhà giàn, công tác bầu cử diễn ra sớm hơn 20 ngày và hiện hơn 10 nhà giàn đã hoàn thành công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII.

Đại biểu Quốc hội phải có những tiêu chuẩn: Trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, phấn đấu thực hiện công cuộc đổi mới, vì sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; Có phẩm chất đạo đức tốt, cần kiệm liên chính, chí công vô tư, gương mẫu chấp hành pháp luật; kiên quyết đấu tranh chống mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền, tham nhũng và các hành vi vi phạm pháp luật; Có trình độ và năng lực thực hiện nhiệm vụ đại biểu Quốc hội, tham gia quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước; Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến của nhân dân, được nhân dân tín nhiệm; Có điều kiện tham gia các hoạt động của Quốc hội.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành nghị quyết về số đơn vị bầu cử, số ĐBQH được bầu, danh sách các đơn vị bầu cử và số ĐBQH được bầu ở mỗi đơn vị bầu cử của các tỉnh, thành phố trực thuộc TW. Theo đó, tổng số ĐBQH khóa XIII của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam không quá 500 người.
BinhKhung BinhKhung
Về Đầu Trang Go down
 

QUỐC HỘI VIỆT NAM QUA CÁC THỜI KỲ

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 Similar topics

-
» Khánh thành Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc
» Bói vui - Cùng xem số "dép" nào !!!
» Phú Quốc của chúng ta!
» MORSE - ĐIỆN TÍN QUỐC NGỮ
» TÊN GỌI NƯỚC TA QUA CÁC THỜI KỲ

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Chi Hội Mây Trắng :: Vườn kiến thức :: Lịch sử - Hội họa-