Các ngày lễ tết ở Việt Nam hết sức phong phú hầu như tháng nào trong năm cũng có những ngày tết hoặc ngày kỹ niệm các sự lịch sử. Hệ thống lễ tết này bao gồm cả lễ tết dân gian mang tính truyền thống, các ngày lễ lịch sử, các ngày lễ dành riêng cho một giới, một ngành nào đó ngoài ra còn có các ngày lễ tôn giáo. Tuy nhiên về nguồn gốc và ý nghĩa hay những câu chuyện liên quan đến từng này lễ tết thì không phải ai cũng rõ, nhất là các em học sinh - thế hệ tương lai của đất nước. Các em vừa là những người sẽ kế thừa và phát huy truyền thống vừa là người tiếp thu những tinh hoa của văn hoá thế giới để làm phong phú cho văn hoá dân tộc. Bởi vậy, việc cung cấp cho các em những tri thức về hệ thống lễ tết và các ngày kỹ niệm ở Việt Nam xem ra cũng là điều nên làm.
I. Các ngày lễ tết dân gian
Tết Nguyên đán (Tết cả, tết ta), từ 1/1 đến 7/1 âm lịch
Tết Thượng nguyên (Rằm tháng giêng, tết nguyên tiêu) 15/1 âm lịch
Tết Thanh minh (Lễ tảo một) tháng 3 âm lịch
Tết Hàn thực (Tết bánh trôi bánh chay) 3/3 âm lịch
Tết Đoan ngọ (Tết Đoan dương, tết Đoan ngũ, tết nửa năm, tết giết sâu bọ) 5/5 âm lịch
Tết Ngâu (ngày Ngưu Lang và Chức Nữ gặp nhau 7/7 âm lịch
Tết Trung nguyên (Rằm tháng bảy, Vu Lan báo hiếu, ngày xá tội vong nhân) 15/7 âm lịch
Tết Trung thu 15/8 âm lịch
Tết Hạ nguyên (Tết cơm mới) 15/10 âm lịch
Tết Ông Táo 23/12 âm lịch
II. Các ngày lễ lịch sử
Giỗ Tổ Hùng Vương (Lễ hội Đền Hùng) 10/3 âm lịch
Ngày thống nhất đất nước 30/4 dương lịch
Ngày Quốc khánh 2/9 dương lịch
Ngày giải phóng thủ đô 10/10 dương lịch
III. Các ngày lễ dành cho các đối tượng cụ thể
Ngày lễ tình nhân (Valentine) 14/2 dương lịch
Ngày thầy thuốc Việt Nam 27/2 dương lịch
Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 dương lịch
Ngày Quốc tế Lao động 1/5 dương lịch
Ngày Quốc tế Thiếu nhi - 1/6 dương lịch
Ngày thương binh liệt sỹ 27/7 dương lịch
Ngày phụ nữ Việt Nam 20/10 dương lịch
Ngày hiến chương các nhà giáo 20/11 dương lịch
Ngày Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12 dương lịch
IV. Các ngày lễ tôn giáo
Lễ Phật đản 15/4 âm lịch
Lễ Giáng sinh 25/12 dương lịch
Mời bạn đón đọc.